Rượu ngô Si Ma Cai

 Rượu ngô Si Ma Cai

          Trên vùng cao biên giới Si Ma Cai, một chén rượu nhỏ làm ấm lòng người trong những ngày lạnh giá, chén rượu của người vùng cao được ví như miếng trầu của người vùng thấp. Người ta gặp nhau và mời nhau chén rượu để làm quen, hương rượu ngô Si Ma Cai nồng nàn khiến người ta chưa uống mà lòng ngây ngất.

Nấu rượu theo cách truyền thống hiện nay còn rất phổ biến ở Si Ma Cai, rượu ngô được làm từ ngô, được ủ với một loại men tự nhiên làm từ những loại cây rừng gọi theo tiếng phổ thông là men hồng mi. Nguyên liệu chính làm men là hạt hồng mi, lá quế rừng hoặc vỏ quế rừng, cùng một số thảo mộc khác được nghiền nhỏ hoặc chiết lấy tinh chất thiên nhiên, trộn với rượu và men cái, sau đó nắm thành từng nắm được phơi khô trên gác bếp. Men hồng mi phơi 4-5 ngày có thể dùng được, men được bảo quản trên gác bếp thì để được quanh năm.

Ảnh 1 (men rượu truyền thống của đồng bào Mông)

Ngô sau khi lên men được trưng cất bằng chõ gỗ, cho ra những giọt rượu thơm ngon, đậm đà hương vị của thiên nhiên. Loại rượu này có hương vị thơm ngon, dịu nhẹ, nồng độ cồn tuy hơi cao nhưng người uống vẫn cảm nhận được độ êm của rượu.

             Ảnh 2 (Chưng cất rượu bằng nồi gỗ)

Nấu rượu góp phần tăng thu nhập cho mỗi hộ gia đình, một số hộ đã gây dựng được sự tin cậy của thực khách trên địa bàn trong và ngoài huyện.

                  Ảnh 3 (Mang rượu ra chợ bán)

Hiện nay để giảm bớt chi phí và thời gian ủ rượu, một số người hám lợi sử dụng loại men không rõ nguồn gốc xuất sứ, loại men này cho ra lượng rượu cao gấp đôi so với loại men truyền thống.  Rượu nấu bằng loại men này khi uống đầu lưỡi cảm thấy rất sốc, người tinh ý sẽ nhận ra mùi khét của hóa chất, loại rượu này có hại cho sức khỏe; triệu trứng trước mắt: gây đau đầu, buồn nôn, chóng mặt... và để lại nhiều hậu quả lâu dài cho sức khỏe . Loại rượu độc hại này ảnh hưởng xấu đến thương hiệu rượu Si Ma Cai chính cống.

ảnh 4 (Men rượu không rõ nguồn gốc được bán tràn lan ở chợ)

Rượu ngô Si Ma Cai là nét văn hóa  đặc trưng của đồng bào các dân tộc nơi đây, gìn giữ cho rượu ngô cái bản chất mộc mạc, tốt đẹp, đậm đà hương sắc của núi rừng biên cương; tránh tình trạng vàng thau lẫn lỗn với loại rượu độc hại là trách nhiệm của những con người có tâm huyết với mảnh đất còn nhiều nhọc nhằn này.

                                                 

Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1