Hội nghị bàn giải pháp duy trì học sinh đi học chuyên cần và thực hiện môn hình bán trú dân nuôi năm học 2021-2022

Ngày 17/9/2021, đồng chí Hoàng Văn Dương - Chủ tịch UBND huyện, chủ trì Hội nghị bàn giải pháp duy trì học sinh đi học chuyên cần và thực hiện môn hình bán trú dân nuôi năm học 2021-2022. Tham dự tại điểm cầu truyền hình huyện có đồng chí Hoàng Trọng Huy - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy; đồng chí Đặng Văn Trịnh - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy; đồng chí Giàng Sín Chớ - Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện; các đồng chí Thành viên Ban chỉ đạo công tác giáo dục huyện.

Đ/c Hoàng Văn Dương - Chủ tịch UBND huyện, chủ trì Hội nghị

Theo báo cáo tại Hội nghị, tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần các xã, thị trấn chưa đảm bảo chỉ tiêu giao như xã Nàn Sín, Quan Hồ Thẩn, Sán Chải, Lùng Thẩn,… còn học sinh chưa ra lớp, có nguy cơ bỏ học. Các trường ở các xã chuyển từ vùng 3 lên vùng 1 gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh do bị cắt giảm chế độ; việc huy động phụ huynh học sinh đóng học phí, mua bảo hiểm y tế cho học sinh sẽ ảnh hưởng đến việc huy động học sinh ra lớp, duy trì tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần.

Các đại biểu tại điểm cầu truyền hình huyện phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND huyện yêu cầu các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn, các trường học thực hiện tốt một số nội dung sau: Giao Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy tham mưu Thường trực Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành chỉ thị lãnh đạo về công tác huy động học sinh ra lớp và xã hội hóa giáo dục xong trước ngày 30/9/2021; giao cho các xã, thị trấn xây dựng chương trình hành động thực hiện chỉ này, để cả hệ thống chính trị vào cuộc; các cơ quan khối đảng, đoàn thể trên cơ sở chức năng nhiệm vụ chủ động trong công tác tuyên truyền, vận động để Nhân dân hiểu thấu đáo các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã thay đổi và hiểu được cách làm xã hội hóa giáo dục trong thời điểm này để đảm bảo việc tổ chức cho học sinh ăn, ở bán trú.

Cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn, các cơ quan đơn vị đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về những thay đổi chế độ chính sách đối cán bộ, công chức, viên chức người lao động, người dân và học sinh khi các xã chuyển từ vùng 3 lên vùng 1; người dân phải nắm được, hiểu được, nắm rõ và từ đó chủ động chăm lo cho con em của chính mình, tránh trường hợp có tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước mà thiếu đi sự chủ động của từng gia đình trong chăm lo cho con em mình.

Tận dụng các kênh thông tin truyền thông (qua loa phát thanh, qua bản tin, Ban tuyên vận, tuyên truyền trực tiếp, tuyên truyền qua nhóm zalo, trang Fanpage,..), tăng cường tuyên truyền các bản tin đã chỉ đạo xây dựng; thành lập các tổ tuyên truyền đến từng thôn, tổ dân phố, phân công thành viên phụ trách từng hộ gia đình để tuyên truyền vận động để người dân nắm được, hiểu được và thực hiện nghiêm theo các chính sách mới.

Cấp ủy, chính quyền xã, thị trấn chỉ đạo xây dựng quy chế quản lý công tác xã hội hóa giáo dục; đưa vào quy ước thôn, tổ dân phố, dòng họ để thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục.

Duy trì tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các cấp học, các lớp xóa mù chữ, các lớp giáo dục tiếp tục sau biết chữ là việc làm hết sức quan trọng; nếu không duy trì được số lượng, không duy trì được tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần thì không có được chất lượng.

Các trường học trên địa bàn xã, thị trấn được giao làm cụm trưởng có trách nhiệm chính tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xã xây dựng kế hoạch xã hội hóa giáo dục xong trước ngày 27/9/2021. Trong đó phải hết sức cụ thể về mức thu, đối tượng thu, đối tượng đóng góp xã hội hóa như thế nào cho hợp lý; không chỉ thu những gia đình có con em đi học mà cả những gia đình không có con em đi học cũng phải đóng để hỗ trợ, giải quyết những khó khăn cho những gia đình có đông con đi học. Việc thu lương thực phải quy định đóng góp một loại thóc phổ biến nhất để thuận tiện cho việc tổ chức bữa ăn cho học sinh.

Việc quản lý các nguồn xã hội hóa giáo dục phải đúng quy định, công khai, minh bạch, nguồn thực phẩm có chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm (thu bằng tiền mặt phải mở tài khoản gửi tiền vào ngân sách, chi phải có kế hoạch). Công tác xã hội hóa giáo dục bằng lương thực, thực phẩm giao cho UBND các xã, thị trấn chỉ đạo quản lý, phân phối và hỗ trợ cho các trường phải phù hợp.

Các trường chỉ đạo việc thu học phí, thu kinh phí mua bảo hiểm y tế cho học sinh. Đây là khoản thu bắt buộc, các gia đình có học sinh đi học phải có trách nhiệm chăm lo cho con em mình. Tính toán thu làm nhiều đợt và thực hiện thu, nộp theo đúng nguyên tắc quản lý tài chính.

Các xã, thị trấn ở khu vực 1 tăng cường tuyên truyền vận động gia đình chủ động mua trang thiết bị, sách giáo khoa, đồ dùng học tập cho học sinh và tận dụng các đồ dùng học tập, sách giáo khoa cũ của các năm học trước đối với các khối lớp không thay đổi chương trình giáo dục. Các trường vùng 3 luôn chuyển, cho các trường vùng 1 mượn tài liệu; phô tô tài liệu trên mạng để tổ chức dạy học. Tận dụng thời gian vàng để tổ chức dạy học./.

Thanh Nghị
1 2 3 4 5  ... 
Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1