Giải pháp cho quả mận rớt giá do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19

Ông Lừu Quang Vinh - Phó Chủ tịch UBND xã Quan Hồ Thẩn cho biết: Cây mận là loại cây khá phù hợp với đất đai, khí hậu của xã, vì vậy xã đang vận động bà con tăng cường việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật để nâng cao năng xuất sản lượng cho cây mận. Những năm trước, có gia đình trong xã bán mận thu được hơn 150 triệu đồng/vụ. Nhận thấy hiệu quả kinh tế, bà con đã chuyển nhiều diện tích đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cây mận. Được biết, diện tích trồng mận của xã Quan Hồ Thẩn hiện đã lên tới trên 400 ha. Mọi năm, loại quả này không đủ cung ứng cho thị trường vì mẫu mã đẹp, khi ăn rất giòn có vị ngọt đậm đà ít loại mận nào sánh được. Năm nay, trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19 bùng phát, không có thị trường tiêu thụ ổn định, đã khiến sản phẩm của bà con làm ra giá khá rẻ.

Nhân dân xã Quan Hồ Thẩn thu hái mận

Trao đổi với chúng tôi chị Sùng Thị Cống cho biết: Tôi đi buôn mận từ rất nhiều năm nay, nhưng những năm trước đây mận Tả van giá cao từ 100-120 nghìn đồng/1kg, nhưng năm nay do dịch bệnh, giá thu mận rất thấp chỉ 15-20 ngàn, lại không có người thu mua lên chúng tôi không vào vườn mua nữa.

Gia đình anh Sùng Seo Tráng, thôn Mản Thẩn, xã Quan Hồ Thẩn đang tập trung thu hoạch vườn mận Tả Van của gia đình. Nhưng năm nay, do dịch bệnh nên không có thương lái đến mua, nếu có thì giá cả lại rất rẻ. Mận Tả van, hiện thương lái thu mua tại vườn chỉ có giá từ 15 -25 nghìn đồng/kg, nếu tính công đi hái hoặc thuê nhân công, không đủ tiền mua phân bón cho cây mận. Nếu so với giá bán năm ngoái với 200 cây mận trên diện tích khoảng 6.000m2 đất vườn. Hai vụ đầu tiên gia đình anh Tráng bán được giá 80-120 nghìn đồng/1kg tại vườn, thu lãi khoảng 70 triệu đồng, thì năm nay với giá bán như vậy chuyện không đủ tiền chi trả chi phí ban đầu là có thật. 

Chị Vũ Thị Nhung thu hoạch vương mận của gia đình

Tuy nhiên với gia đình chị Vũ Thị Nhung, thôn Mản Thẩn, xã Quan Hồ Thẩn thì lại khác, tuy ban đầu chị thấy giá mận rớt giá, chị cũng lo lắng, đứng ngồi không yên vì mận. Nhưng bằng vốn kiến thức, sự nhạy bén trong việc nhìn nhận thị trường tiêu thụ, chị Nhung đã liên kết với một số siêu thị, qua các trang mạng xã hội như Zalo, facbook, nhờ các mối quan hệ anh em, bạn bè gia đình chị cũng bán được giá cao hơn, tuy nhiên nếu so sánh với mức thu nhập như mọi năm thì năm nay giá gia đình chị bán ra cũng chỉ bằng 1/3 năm ngoái. Chị Nhung chia sẻ, năm ngoái giá cao thương lái vào mua tận vườn từ 70 ngàn chúng tôi không phải mang ra chợ, năm nay do dịch bệnh chúng tôi phải tìm cách khắc phục, giá mận giảm, nếu tính theo giá hiện tại tôi đang bán thì vẫn được giá hơn so với các gia đình khác. Tuy nhiên, nếu bán hết thì cũng chỉ hòa vốn, để bán được mận tôi phải tận dụng nhiều hình thức quảng bá để mong tìm được đầu ra cho quả mận. Khi  tìm được đầu ra ổn định chị còn giúp các hộ gia đình trong thôn, bán mận với giá cao hơn, chị đứng ra làm đấu mối thu mua mận cho bà con trong thôn với giá từ 25-30 nghìn đồng/1kg tùy theo chất lượng quả. 

Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, lượng tiêu dùng của người dân cũng giảm, nên năm nay người dân có mang ra chợ bán thì bị thương lái ép giá rẻ, thậm chí còn không có người thu mua, thuê nhân công hái càng lỗ hơn.  Anh sùng Seo Tráng, thôn Mản Thẩn, xã Quan Hồ Thẩn chia sẻ: Mọi năm thương lái đến tận vườn thu mua, năm nay dịch không bán được giá thành lại thấp, may là bán cho chị Nhung thì gia đình cũng đỡ phải đem ra trợ và giá còn được cao hơn, số còn lại gia đình tôi đang thu hoạch nốt để gửi cho khách quen của gia đình hàng năm ở Lào Cai.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, mọi năm, vào thời điểm này, mận Tả Van có giá dao động từ 80 - 120 nghìn đồng/ kg, có khi lên đến 150 nghìn đồng gấp 10 lần giá hiện tại. Giá mận thấp do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, quả mận không bán được nên các thương lái không thu mua nhiều, khiến cho giá thành mận xuống quá thấp ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu nhập của người dân.

Trước tình tình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, để hỗ trợ người dân, trước mắt, chính quyền các vùng trồng mận trên địa bàn huyện đang chủ động kết nối tiêu thụ sản phẩm cho bà con, đặc biệt là thị trường nội địa. Bởi hiện nay, giá mận tại các cửa hàng, siêu thị, tại các chợ Hà Nội và các tỉnh thành khác hiện vẫn rất cao, dao động từ 30- 60 nghìn đồng/ kg. Điều đó cho thấy, công đoạn đưa mận từ người nông dân tới người tiêu thụ còn nhiều bất cập, hạn chế. Về lâu dài, cấp ủy chính quyền huyện đang tìm nhà đầu tư để có thể sơ chế sản phẩm và liên kết với các doang nghiệp, các siêu thị lớn để giúp người dân có đầu ra ổn định, hạn chế những rủ do cho người nông dân./. 

Thanh Nhàn - Trung Dũng
Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1