Hiệu quả ban đầu trong việc hỗ trợ trồng rừng thay thế nương rẫy.

Thực hiện Đề án trồng rừng thay thế nương rẫy, nhiều hộ dân trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Si Ma Cai đã tự nguyện đăng ký nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng thay thế nương rẫy trong diện tích đất lâm nghiệp đã được quy hoạch tại địa phương. Theo dự án, trong 7 năm, những hộ tham gia đề án  này sẽ được hỗ trợ 7 tạ gạo/ha/năm.  Ngoài ra còn được  hướng dẫn về kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng,  được cung cấp cây giống có chất lượng  tốt để  triển khai thực hiện, khi đến kỳ thu hoạch, bà con sẽ được hưởng toàn bộ sản phẩm rừng khai thác.

Trao đổi với chúng tôi anh Nguyễn Huy Minh, Hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện Si Ma Cai cho biết: thực hiện phương án trồng rừng thay thế nương dẫy, giai đoạn 2009-2012. Huyện Si Ma Cai đã  triển khai thục hiện tại 4 xã: Cán Cấu, Bản Mế, Lùng Sui và Nàn Sín, đến nay đã có 126 hộ dân tham gia với tổng diện tích  đã thực hiện trên 75 ha.  Trong 7 năm qua, huyện Si Ma Cai đã hỗ trợ trên 343 nghìn tấn gạo, với tổng  giá trị trên 5 tỷ đồng. Có thể khẳng định chính sách hỗ trợ gạo để ngưới dân trồng rừng thay thế những nương rẫy trồng, cấy kém hiệu quả, đã tạo nên phong trào trồng, bảo vệ  rừng  phát triển mạnh mẽ,  từ thực tế hiện nay thu nhập từ mỗi ha rừng của các hộ gia đình, tại thời điểm này bình quân cho thu nhập trên 50 triệu đồng. Đây là một nguồn thu khá cao và ổn định tại huyện vùng cao này nên, ngoài  số diện tích trồng rừng được hỗ trợ gạo, nhiều hộ dân khác cũng tự đầu vốn để mở rộng thêm diện tích rừng của gia đình.

Cùng với đồng chí chủ tịch UBND xã Cán Cấu, tôi tới thôn Mù Tráng Phìn xã Cán Cấu, chúng tôi mới cảm nhận sự đổi thay của vùng đất đồi, rừng một thời bị bỏ hoang, hiện đã được phủ xanh bởi bạt ngàn những cây sa mộc, chỉ tay về phía những cánh rừng, anh Hảng Seo Tủa, phấn khởi giới thiệu, những diện tích nương trồng ngô, lúa kém hiệu quả và đất đồi bỏ hoang giờ đã được bà con trồng cây lâm nghiệp. Theo dự án, toàn xã hiện có 25 hộ tham gia  trồng rừng sản xuất với tổng diện tích trên 15 ha, đến thời điểm này các cánh rừng đều sinh trưởng, phát triển tốt, đồng chí chủ tịch UBND xã khẳng định. Chỉ vài năm nữa, những cánh rừng này sẽ mang lại nguồn thu nhập khá cao cho bà con nơi đây.

Tiên phong đăng ký tham gia Đề án, gia đình anh Giàng A Sử thôn Cán Chư Sử, xã Cán Cấu đã mạnh dạn trồng gần 2 ha rừng. Anh chia sẻ: Nhiều năm trước đây, gia đình tôi thường thiếu gạo vào mùa giáp hạt, thu nhập chỉ trông vào vài chăm mét vuông lúa, ngô nhưng thường xuyên mất mùa nên chẳng đủ ăn. Từ năm 2012, được huyện hỗ trợ cây giống, hướng dẫn kỹ thuật và cấp gạo để ăn, đến nay, gia đình tôi yên tâm tập trung trồng, chăm sóc gần 2 ha diện tích rừng của gia đình. Anh cho biết thêm: Năm 2015 gia đình tôi đã khai thác trên 200M3 gỗ để làm một ngôi nhà mới với tổng diện tích trên 300M2, còn năm 2016, gia đình tôi đã khai thác và bán được trên 80 triệu từ cánh rừng của ông bà để lại cho gia đình, cùng với đó, gia đình tôi còn tận dụng những cành củi khô mỗi khi tỉa cành để phục vụ sinh hoạt hằng ngày. Thấy được cái lợi ích của rừng mang lai nên gia đình tôi luôn chăm sóc và bảo vệ diện tích rừng đã đăng ký trồng, anh Giàng A Sử nói.

Nhận thấy hiệu quả mang lại, nhiều gia đình trên địa bàn xã cũng tham gia đề án trồng rừng thay thế nương rẫy, tham gia trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất…với diện tích trên 40 ha. Hiện những cánh rừng cây trên địa bàn xã đều sinh trưởng và phát triển tốt. Anh Giàng A Sì, thôn Mù Tráng Phìn, xã Cán Cấu tham gia trồng rừng từ năm 2012 cho biết, trồng rừng thay thế nương rẫy bạc màu, mỗi năm gia đình được được hỗ trợ 7 tạ gạo. Nhờ vậy, mọi người trong gia đình đều quan tâm trồng rừng mới, chăm sóc và bảo vệ rừng rất chu đáo, tới đây, gia anh tiếp tục đăng ký trồng thêm 1 ha rừng ở vùng đồi núi trọc của gia đình.

Sau 7 năm thực hiện các đề án trồng rừng, đến nay, trên địa bàn huyện đã trồng trên 8398 ha rừng, trong đó có trên 5000 ha rừng phong hộ, trên 3300 ha rừng sản xuất nâng độ che phủ rừng lên 36%. Việc trồng rừng thay thế nương rẫy, trồng, chăm sóc diện tích rừng phòng hô có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp người dân gắn bó với rừng, qua đó nhằm giảm xói mòn, nâng độ che phủ của rừng và cải tạo cảnh quan môi trường sinh thái trên địa bàn huyện Si Ma Cai./.

Tiến Sỹ.

 

 

Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1