Mô hình trồng cây thông Mã Vĩ, giải pháp phát triển rừng tại Si Ma Cai.

           Đây là đồi thông Mã vĩ có diện tích lên tới 50 ha được đưa vào trồng tại tổ dân phố Sín Chải, thị trấn Si Ma Cai cách đây hơn 1 năm. Nơi đây trước đây vốn là diện tích thuộc diện đất dốc, bạc mầu, cây ngô, lúa phát triển rất kém, nhưng giờ đây theo quan sát của chúng tôi, cây thông Mã vĩ phát triển rất tốt, tỷ lệ sống cao, nhiều cây  đã có chiều cao trên 1 mét.

              Theo lãnh đạo Hạt kiểm lâm huyện Si Ma Cai thì việc đưa cây thông mã vĩ vào trồng hiện nay đã được tham khảo thực tiễn ở huyện Bắc Hà và trong một số hộ dân ở Si Ma Cai. Từ nguồn kinh phí trồng rừng phòng hộ hiện huyện Si Ma Cai đã tuyên truyền vận động người dân trồng thông Mã vĩ đạt tổng diện tích 118 ha. Trong đó, tại xã Nàn Sán 53 ha và 65ha tại thị trấn Si Ma Cai .

          Xác định phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với trồng rừng là một thế mạnh của huyện cho nên trong những năm qua, huyện Si Ma Cai đã ban hành các chính sách như: hỗ trợ lãi suất vốn vay trồng cây lâm nghiệp và cây ăn quả; chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện. Nhờ đó diện tích trồng rừng với các loại cây đa chức năng như Táo Mèo, cây ăn quả ôn đới và đặc biệt là cây thông Mã Vĩ năm sau luôn cao hơn năm trước, góp phần tăng độ che phủ của rừng đến nay lên hơn 39 %

          Ðể tiếp tục phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện cũng như trên địa bàn thị trấn Si Ma Cai về phát triển nông,  lâm nghiệp, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên đất lâm nghiệp có hiệu quả ông Phạm Văn Chinh, phó chủ tịch UBND thị trấn Si Ma Cai cho biết cấp ủy TT đang có nhiều giải pháp để triển khai. Ông Phạm Văn Chinh, phó chủ tịch UBND thị trấn Si Ma Cai cho biết: Hiện Si Ma Cai cũng đang có hướng đưa giống thông Caribe vào chồng, đây là loại cây trồng  có ưu điểm phát triển nhanh hơn và gỗ lớn hơn thông Mã vĩ. Với việc đưa 2 loại cây này vào cơ cấu cây trồng sẽ giải được bài toán phủ xanh đất trống đồi núi trọc trên những diện tích đất trống đang có nguy cơ sa mạc hóa này, đồng thời mang lại thu nhập bền vững cho người dân. Hàng ngàn ha đất quy hoạch lâm nghiệp không có rừng do thiếu nước, bạc màu, bị rửa trôi, cằn cỗi sẽ được phủ xanh trong tương lai không xa./. 

          Tiến Sỹ.

Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1