Một số thôn vùng xa của huyện Si Ma Cai Việc sử dụng điện đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn

Để sử dụng điện một cách an toàn và hiệu quả, yêu cầu hệ thống lưới điện phải đảm bảo kỹ thuật của ngành điện. Tuy nhiên, Đã hơn 10 năm nay, các hộ dân trong thôn Mù Tráng Phìn, xã Cán Cấu vẫn đang sử dụng cột gỗ làm cột điện, cột gỗ và hệ thống dân dẫn không đảm bảo chất lượng là điều ai cũng biết, nhưng do điều kiện kinh tế hạn chế và do nhu cầu muốn có điện lưới quốc gia để phục vụ cuộc sống hàng ngày, mặc dù biết cách này không an toàn, sự cố về điện rất dễ xảy ra song 72 hộ dân của thôn Mù Tráng Phìn, xã Cán Cấu vẫn bất chấp nguy hiểm đầu tư một đường điện về thôn.  

Thôn Mù Tráng Phìn, là thôn xa  xôi nhất của xã Cán Cấu. Toàn thôn có 72 hộ dân, Khoảng hơn 10 năm nay, người dân trong thôn đã cùng nhau góp tiền  tự kéo điện lưới quốc gia từ các thôn khác về. Do kinh phí hạn hẹp nên cột  đều được làm bằng gỗ, dây tải điện cũng không đạt yêu cầu. Một số hộ  dân có nguồn nước thì dùng các loại máy thủy điện nhỏ để phục vụ nhu cầu thắp sáng là chính.

          Cùng theo ông Cư A Páo, Trưởng thôn Mù Tráng Phìn, xã Cán Cấu đi khảo sát một số cột điện trong thôn, chúng tôi không khỏi  giật mình, trước những cây cột điện bằng gỗ, đang trụ đỡ  cho rất nhiều đường dây điện  đan xen chằng chéo lẫn nhau. Các dây dẫn điện được người dân buộc, đính rất tạm bợ trên các cột gỗ. Chiều cao của cột có chỗ chỉ dưới 2 m. Nhiều cây cột đã bị mục hoặc đổ xiêu vẹo dây điện nối chằng chịt, nhiều đoạn bị đứt rơi lơ lửng xuống đường đi. Đa phần đường dây điện ở đây đều do người dân tự mua về mắc nên dây không bảo đảm quy chuẩn, an toàn. Nhiều hộ dùng chung một  đồng hồ điện. Chi phí sử dụng điện hằng tháng được tính chia đều cho các hộ. Đường dây điện cũ, chất lượng truyền tải điện kém, nên mặc dù chi phí tổn thất đường dây người dân phải chịu khá cao. Nhưng chất lượng điện không đảm bảo vì suy hao trên đường dây là khá lớn.  Đã vậy do các cột dẫn dây điện đều bằng gỗ nên hay bị gẫy, thường xuyên phải thay dây điện rất tốn kém. Điều này còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn điện rất cao.

          Tới thăm gia đình anh Giàng A Lao, một người dân ở thôn cho anh cho biết. Để có điện  để dùng gia đình đã phải tự  đều tư hàng triệu đồng để kéo điện về. Anh cũng đã mua sắm nhiều thiết bị máy móc phục vụ sản xuất  và sinh hoạt như máy thái cỏ, máy nghiền bột, quạt điện  và nhiều đồ gia dụng khác, nhưng do điện áp không ổn định nên các thiết bị của gia đình anh thường xuyên bị hư hỏng. Các thiết bị là vậy còn hệ thống điện nhà anh thì do tự làm, thiếu kiến thức về điện, sử dụng dây dẫn, thiết bị không đảm bảo tiêu chuẩn nên bị chập cháy thường xuyên. Các dây dẫn có điện thì quấn chằng chịt rất nguy hiểm khi sử dụng. anh cho biết gia đình tôi và các hộ ở đây đang rất mong nhà nước hỗ trợ kéo cho đường điện để dùng được đảm bảo an toàn hơn và khỏe hơn.

Tình trạng người dân tự dùng cột gỗ để kéo điện về nhà đã diễn ra khoảng hơn 10 năm nay. Người dân trong thôn đã nhiều lần đề nghị cấp trên xem xét giải quyết, hiện đã có phương án để kéo điện về  thôn. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay đang là mùa mưa bão. Thì mối lo mất an toàn điện vẫn đang canh cánh trong lòng và khao khát sớm được sử dụng điện lưới Quốc gia vẫn là niềm mong mỏi chưa thực hiện được./.

Mạnh Linh

Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1