Người dân Xã Thào Chư Phìn có nguồn thu nhập cao từ cây nghệ

       Trước đây, cây củ nghệ mọc rất nhiều trong tự nhiên, thường là mọc ở những nương ngô, người dân chỉ cần đến vụ thu hoạch là đi đào củ về để phục vụ  nhu cầu  tiêu dùng hàng ngày của gia đình. Nhưng hai năm trở lại đây, khi thấy cây củ nghệ bán được giá, nhiều hộ dân xã Thào Chư  Phìn, đã đầu tư mở rộng diện tích loại cây này, đến nay diện tích loại cây này đã được mở rộng diện tích lên 9,7ha, Theo một  số hộ dân có diện tích trồng củ nghệ lớn trong xã cho biết, việc trồng cây củ nghệ đem lại giá trị kinh tế khá cao, bởi  đây là loại cây trồng thích nghi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, dễ trồng, dễ chăm sóc, có thể trồng xen canh với  nhiều loại cây trồng khác,  mặc dù không mất nhiều thời gian, công sức chăm, bón, nhưng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Hiện nay việc tiêu thụ sản phẩm lại khá dễ dàng,  chỉ cần thu hoạch củ về đến nhà là thương lái đến tận  gia đình thu mua với giá hợp lý, đầu ra của sản phẩm lại ổn định.

          Năm nay, người dân xã Thào Chư Phìn trồng chủ yếu 3 loại nghệ đó là nghệ xanh, nghệ trắng và nghệ vàng. Theo như giá cả thị trường hiện nay thì một kg nghệ xanh có giá từ 6-7 nghìn/kg, nghệ trắng có giá từ 1,5-2 nghìn/kg, còn đối với nghệ vàng có giá trên 2 nghìn /kg.

Trao đổi với chúng tôi anh Sùng Seo Páo, một thương lái thu mua nghệ cho biết thêm: Năm nay, tuy là người dân trồng nghệ nhiều hơn so với những năm trước, nhưng việc thu mua cũng rất khó khăn, bởi  vì có rất nhiều đầu mối đến thu mua. Để có nguồn thu mua ổn định, ngay từ khi  bắt đầu vào thời vụ trồng cây củ nghệ,  anh đã chủ động xuống các thôn, thương lượng với  từng hộ dân tham gia trồng loại cây này, sẽ cung ứng giống cho bà con nhân dân trồng. Khi  cây củ  nghệ được thu hoạch, thì bà con sẽ bán toàn bộ sản phẩm cho tôi với giá cả ngang bằng với giá thị trường.

Chúng tôi có mặt tại vườn nghệ của gia đình anh Ly Seo Mùa, ở thôn Cẩu Pì Chải, vườn nghệ này anh chỉ trồng chủ yếu là giống nghệ xanh và nghệ đỏ, bởi 2 loại nghệ này giá cả đầu ra rất ổn định và khá cao. Chính vì thế, tuy đã đến  thời kỳ thu hoạch, với diện tích 0,5 ha nếu bán ra thị trường, thì năm nay gia đình anh cũng thu được trên 10 triệu đồng tiền lãi. So với trồng cây lúa thì lãi xuất cao gấp 3 lần, nhưng ngoài trồng cây củ nghệ anh vẫn còn trồng xen canh được một số loại cây trồng khác, vì vậy anh quyết định không bán mà để lại toàn bộ số củ này để làm giống, sang năm gia đình anh sẽ mở rộng diện tích  trồng cây nghệ này nên tất cả số ruongj nương của gia đình anh. Trao đổi với chúng tôi anh cho biết: Tôi thấy nhiều hộ dân trong thôn, năm nay có nguồn thu cao từ trồng nghệ, trồng nghệ có thể xen canh với các loại cây trồng khác, nguồn thu nhập ổn định, đầu ra sản phẩm dễ tiêu thụ, nên năm nay tôi đã trồng thử và kết quả vượt xa mong đợi của vợ chuồng chúng tôi, sang năm tôi sẽ mở rộng diện tích hơn nữa.

Trao đổi với chúng tôi ông Giàng Seo Xăm, chủ tịch xã Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai cho biết: Cây nghệ là một loại cây trồng có thể trồng xen canh với các loại cây lương thực khác, mà không ảnh hưởng đến năng xuất, sản lượng lương thực. Chính vì vậy, xã có định hướng trong năm 2018, sẽ tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân mở rộng diện tích trồng nghệ. Tuy nhiên, ông Xăm cho biết, đối với cây nghệ là cây trồng  tuy hiện nay đang cho thu nhập cao, nhưng ông muốn người dân xã Thào Chư Phìn sẽ không trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của nhà nước, để người dân tự nhận thấy được lợi ích của việc trồng nghệ, tự chủ động trong việc mở rộng diện tích.

Cho đến thời điểm hiện tại, thì cây nghệ đã và đang đem lại nguồn thu khá cao cho người nông dân xã Thào Chư Phìn nói riêng, người dân các xã trên địa bàn huyện Si Ma Cai nói chung. Hi vọng rằng, thị trường tiêu thụ, giá cả của cây nghệ sẽ luôn bình ổn, là tiền đề vững chắc để người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, tăng thêm thu nhập, vươn lên xóa đói giảm nghèo./.

Thanh Nhàn 

Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1