Niềm vui từ cây đao riềng ở Si Ma Cai

Đã gần 1 tháng nay, người dân các xã trên địa bàn huyện Si Ma Cai luôn bận rộn với việc thu hoạch cây đao riềng. Theo thông tin từ các hộ gia đình, cây đao riềng năm nay được mùa lại được giá, doanh nghiệp đến thu mua tận nơi  theo đúng thỏa thuận đã được cam kết khi bắt đầu trồng, hộ trồng ít cũng thu về hàng chục triệu đồng.

 Gia đình anh Vàng Seo Pao, thôn Sảng Mản Thẩn, xã Mản Thẩn trồng 0,5 ha cây đao riềng, năm nay thu được hơn 4 tấn củ tươi, bán với giá  2000 đồng/kg gia đình anh thu về gần chục  triệu đồng. Anh cho biết thêm so với trồng ngô và lúa thì trồng đao riềng dễ hơn và giá trị hơn do mất ít công chăm sóc mà cho thu nhập nhiều hơn so với trồng ngô, lúa. Do năm nay anh chưa chú tâm vào chăm sóc nên sản lượng chưa được như ý muốn.

 Năm nay được doanh nghiệp về tận nơi thu mua và trả tiền trực tiếp anh vui lắm, dự kiến sang năm anh sẽ mở rộng diện tích lên hơn nữa.

Tương tự hộ anh Pao, hộ bà Giàng Thị Dân ở cùng thôn trông 0,5 ha đao riềng, thu được 5,5  tấn củ, tương tương giá trị hơn 11 triệu đồng.

Bà cho biết:  “trồng cây đao riềng dễ hơn và bán được nhiều tiền hơn so với trồng ngô và lúa. Khi trồng lại được nhà nước hỗ trợ giống và được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm nên bà rất yên tâm.

Những năm trước đây người dân chỉ trồng cây đao riềng  với diện tích nhỏ lẻ không tập trung, mục đích để phục vụ đời sống gia đình đơn thuần như: luộc ăn hoặc chế biến làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, số còn lại thì bán củ cho các thương lái nên giá cả không ổn định.

3 năm trở lại đây, huyện Si Ma Cai đã xây dựng kế hoạch phát triển cây đao riềng theo hướng quy mô sản xuất hàng hóa tạo nên vùng nguyên liệu lớn cho sản xuất. Bên cạnh đó Phòng nông nghiệp huyện đã tham mưu cho UBND huyện tạo các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người dân tham gia trồng và phát triển cây đao riềng, đặc biệt tập trung vào việc hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao khoa học công nghệ, tìm đầu ra cho sản phẩm.

            Năm 2016 huyện Si Ma Cai trồng được 83 ha đao riềng, tập trung tại các xã Mản Thẩn, Sán Chải, Nàn Sán, Sán Chải, Cán Cấu, Bản Mế. Qua đánh giá của phòng Nông nghiệp huyện năng suất bình quân ước đạt 11 tấn/ha, tổng sản lượng toàn vụ ước đạt 900 tấn.

Từ năm 2013, huyện đã tập trung chỉ đạo người dân chuyển đổi diện tích đất hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây dong riềng, phân công cán bộ chuyên môn phụ trách từng xã phối hợp với khuyến nông xã tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho ngời dân để nâng cao sản lượng và chất lượng tinh bột.

Huyện cũng có cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư, vận hành xưởng chế biến nhằm đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm. Đến thời điểm hiện tại, Công ty TNHH một thành viên Hoa Thịnh đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm và thực hiện đúng cam kết với bà con. Đây là một cách làm không mới nhưng đem lại hiệu quả rõ rệt, nó khiến người dân yên tâm trong sản xuất.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, củ đao riềng khi được chế biến tại chỗ, có thể mang lại chuỗi giá trị tăng thêm 20% nếu nghiền thành bột, còn nếu sản xuất thành miến sẽ tăng thêm 30%. Việc chế biến dong riềng trên địa bàn huyện cũng giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ. Tuy nhiên, năm nay diện tích và sản lượng dong riềng dự kiến đều tăng, trong khi đó công suất của cơ sở chế biến hiện có chưa đáp ứng được yêu cầu. Thiếu mặt bằng do cơ sở vật chất nhà xưởng nằm trên đất của người dân nên doanh nghiệp chưa được quyền tự chủ. Do đó doanh nghiệp muốn đầu tư mở rộng công suất chế biến cũng rất cần sự hỗ trợ của chính quyền địa phương.

Để cây đao riềng thực sự trở thành cây giúp người dân ở Si Ma Cai xóa đói giảm nghèo, thì ngoài việc tạo mối liên kết chặt chẽ giữa 3 nhà, nhà nước, doanh nghiệp và người dân thì cũng rất cần các phương án liên kết vùng, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp sản xuất, chế biến, bảo hộ thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm để cây đao riềng phát triển bềm vững./.

Mạnh Linh

Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1