Nuôi lợn đen bản địa hướng phát triển bền vững tại huyện Si Ma Cai

Gia đình anh có thâm niên nuôi lợn thịt từ hơn chục năm nay. Chủ yếu nuôi lợn đen bản địa. Tính trung bình mỗi năm gia đình anh nuôi từ 1-2 lứa lợn, hàng năm vẫn xuất bán từ 40 tấn – 50 tấn thịt lợn hơi, trừ  chi phí cũng gia đình anh khoản thu nhập từ 50 - 70  triệu đồng.

Anh cho biêt năm 2016 thấy nhiều hộ gia đình trong thôn nuôi lợn theo hướng công nghiệp có nguồn thu khá, nhưng khi gia đình anh đầu tư nuôi thử nghiệm giống lợn trắng. anh thấy rằng  giống lợn này hay ăn, chóng lớn, ít công chăm sóc, nuôi được số lượng  nhiều, song hạn chế là vốn đầu tư rất lớn, khi xuất bán phụ thuộc rất nhiều vào giá cả thi trường, đợt nuôi này cũng giúp gia đình anh lỗ mất gần 20 triệu.

Thấy không hiệu quả anh quyết định quay trở lại nuôi giống lợn đen bản địa. Tuy có vất vả hơn một chút, song sản phẩm làm ra đến đâu, tiêu thụ hết đến đấy, giá cả luôn ổn định. Thời điểm giá lợn hơi nuôi theo hướng công nghiệp rớt giá thê thảm có khi chỉ còn 20-25 ngàn đồng/kg thì lợn đen bản địa của anh vẫn bán ra được giá ới  mức giá  dao động từ 40-50 ngàn đồng/kg. Trao đổi với chúng tôi anh cho biết thêm: Nếu nuôi lợn đen trung bình một năm chỉ được 2 lứa, nhiều khi do thời tiết, khí hậu chỉ  được một lứa. Nhưng khi lợn đến thời điểm xuất chuồng chỉ cần gọi điện là thương lái sẽ đến  tận nhà để thu mua.

Anh cho biết cách chăm sóc đàn lợn của gia đình anh  theo hướng truyền thống, tận dụng tối đa các nguyên liệu sẵn, rất dễ kiếm, có để làm thức ăn cho chúng như rau dại, thân chuối, bã rượu, bã đậu, đỗ tương, khoai lang. Không cho Lợn ăn các loại cám có chất tăng trọng, chất tạo nạc và hạn chế dùng chất kháng sinh,  bởi vậy nên đàn lợn của gia đình anh luôn có chất lượng thịt rất ngon, được khách hàng ưa chuộng.

Anh Cư Seo Tỏa, chủ tịch hội nông dân xã Si Ma Cai cho biết thêm, gia đình anh Tẩn Seo Châu, là một hộ nông dân rất nhạy bén trong lĩnh vực chăn nuôi. Luôn biêt nắm bắt nhu cầu của thị trường, Chính vì vậy khi chuyển  sang nuôi lợn theo hướng công nghiệp,  vừa bị thua lỗ, anh lại nhận thấy cách làm này không phù hợp, lập tức anh  trở về chăn nuôi theo hướng truyền thống, vừa tận dụng được những sản phẩm phụ của gia đình, đầu ra cho sản phẩm lại ổn định, nên mặc dù thời điểm này  những người chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp đang thua thiệt rất nhiều, thì gia đình anh Tẩn Seo Châu vẫn có nguồn thu nhập khá cao từ việc nuôi lợn đen bản địa.

   Hiện nay giá bán mỗi kg thịt lợn đen bản địa  huyện vẫn dao động ở mức thịt nạc  mông, thăn khoảng 150.000 - 170.000 đồng/kg, thịt lợn hơi đang dao động ở mức từ 40-50 nghìn đồng/kg lợn hơi.  Với mức giá này người  chăn nuôi vẫn  đang có lãi. Hiện nay huyện Si Ma Cai, cũng  đang triển khai nhiều giải pháp, để  khuyến khích người dân phát triển đàn lợn đen  bản địa.

 Với sự nhạy bén trong việc nắm bắt tình hình thị trường, tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi,  nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai  vẫn  có nguồn thu nhập đáng kể từ nuôi lợn đen bản địa./.

Thanh Nhàn 
Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1