Si Ma Cai khó khăn trong công tác di dời dân ra khỏi vùng thiên tai

Hàng năm, công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do mưa lũ, thiên tai luôn được huyện Si Ma Cai đặc biệt chú trọng, nhất là công tác di chuyển dân ra khỏi vùng  có nguy cơ sạt lở cao. Để đảm bảo  an toàn tài sản, tính mạng của người dân người dân.

Để bảo đảm tính khách quan, công bằng,  đầy đủ các chính sách cho các hộ phải di chuyển, huyện cũng cử cán bộ chuyên môn xuống tận hiện trường, khảo sát, kiểm tra cụ thể từng tờ trình của UBND các xã. Tổ chức tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với các hộ trong diện phải di chuyển, để tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của người dân  nhằm thực hiện tốt công tác di dời dân khỏi vùng  có nguy cơ sạt lở cao, nguy hiểm.

Qua rà soát, thống kê  từ  năm 2016 đến nay. Toàn huyện có 47 hộ thuộc nằm trong diện phải di dời khẩn cấp do sinh sống gần khe suối lớn, gần ta luy dương hoặc trên sườn núi có kết cấu địa chất yếu, có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, đá. Với hình thức tái định cư tại chỗ, các hộ dân này tự lựa chọn nơi ở mới phù hợp, có thể là đất của gia đình, họ hàng hoặc bố trí ở xen ghép trong quỹ đất của thôn, bản. Khi phải di rời mỗi hộ được hỗ trợ từ quỹ phòng chống thiên tai của tỉnh, của huyện gồm chi phí mua vật liệu dựng nhà mới, gạo, di chuyển nhà. Theo mức hỗ trợ sắp xếp dân cư di chuyển xen ghép với mức 25 triệu đồng/hộ, sắp xếp ỏn định tại chỗ với mức 10 triệu đồng/hộ.  Tuy nhiên đến nay công tác sắp xếp, di dời các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm vẫn còn nhiều khó khăn trong khi mùa mưa, bão đang có những diễn biến phức tạp. Đến nay mới  có 17/47 hộ đã hoàn thành việc di dời đến nơi ở mới an toàn, ổn định cuộc sống.

 Chúng tôi đến thăm gia đình anh Ly Seo Tú. Là hộ gia đình  nằm trong diện phải di dời. Do hộ nhà anh thuộc đối tượng hộ nghèo. Cuối năm 2016 gia đình anh vay ngân hàng 30 triệu cùng với số tiền 7 triệu của gia đình để làm nhà, hiện nay kinh tế rất khó khăn, mức hỗ trợ di dời nhà nước chỉ ở mức 20 triệu, bản thân gia đình hiện nay kinh tế rất eo hẹp, nên rất khó khăn cho gia đình cho di chuyển đến nơi ở mới, mặc dù biết là  nguy hiểm, song  gia đình anh vẫn phải chấp nhận.

Cùng cảnh với gia đình anh Tú.  Gia đình bà Giàng Thị Xá, thôn Hố Tỉn, xã Sán Chải, cũng thuộc diện phải di rời, tương tự mùa mưa năm trước gia đình bà đã bị sạt đất gây đổ tường. nhưng năm nay  mặc dù hàng ngày phải đối mặt với nguy hiểm, nhất là những ngày mưa,  nỗi lo đất ập vào nhà như năm trước luôn hiện hữu, nều những ngày mưa kéo dài cả nhà không dám ngủ hết phải cắt cử người trông chừng.

Nguyên nhân chậm di chuyển dân ra khỏi vùng nguy hiểm  chủ yếu là: Do phong tục, tập quán, nhiều hộ không có đất sản xuất, nơi ở mới cách xa nơi có đất sản xuất. Phần lớn các hộ này kinh tế khó khăn, không có điều kiện mua vật liệu làm nhà ở. Ngoài ra, kinh phí hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ là thấp so với thực tế, xã  cũng chưa tìm được nguồn xã hội hóa để  giúp người dân tìm được chỗ ở mới.

Trong thời gian tới để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân trong mùa mưa, bão, UBND huyện Si Ma Cai đã, chủ động rà soát những vị trí có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, có phương án để tổ chức di dời khẩn cấp khi mưa bão, chuẩn bị tốt mọi phương tiện cứu trợ, cứu nạn, không để người dân phải sống trong vùng nguy hiểm. Chủ động theo dõi tình hình, diễn biến thời tiết để sớm có phương án di chuyển tạm thời trong những ngày mưa, bão lớn.

Với tình hình diễn biến thời tiết phức tạp như hiện nay, nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở ở các địa phương trên địa bàn huyện là rất lớn. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng tin rằng, với sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành liên quan, các hộ dân sớm sẽ được định cư ở nơi an toàn để ổn định cuộc sống ./.

Mạnh Linh

 

Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1