Triển vọng làm giàu từ mô hình trồng quế tại xã Bản Mế.

Trao đổi với chúng tôi ông Ngô Tiến Sơn, Chủ tịch UBND xã Bản Mế cho biết: Đầu năm 2013, sau khi tham quan học hỏi học tập kinh nghiệm tại nhiều nơi, xã đã  chọn cây quế để thành loại cây mũi nhọn để phát triển kinh tế. Theo ông Ngô Tiến Sơn khẳng định, cây quế là loại cây vừa góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọng, vừa là loại cây trồng  có nguồn thu nhập khá cao, qua khỏa nghiệm thực tế, đây là loại cây trồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của xã và có nguồn tinh dầu khá cao.

Ngay từ năm 2013 xã  đã trồng được 05 ha, sau 4 năm loại cây này đã được nhân dân trong xã mở rộng diện tích lên  65 ha, vượt chỉ tiêu kế hoạch huyện giao  là 35 ha, được trồng tập trung nhiều nhất ở  các thôn, Na Pá, Bản Mế, Cốc Nghê và thôn Sín Chải. Trao đổi với chúng tôi anh Lù Chẩn Phà, cán bộ khuyến nông xã Bản Mế cho biết: Tuy thời gian cho thu hoạch là khá dài  khoảng sau từ 5-7 năm là cây đã có thể cho thu hoạch, song việc trồng cây quế không mất nhiều thời gian và công sức chăm sóc như trồng ngô, lúa. Tuy nhiên đây là loại cây trồng phải tuân thủ khá nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, ngay từ khi trồng, chăm bón, người dân cần phải đầu tư công sức phát dọn thực bì, mỗi năm từ ba đến bốn lần. Sau nhiều năm cây càng lớn, việc đầu tư chom sóc sẽ giảm đi rất nhiều. Chia sẻ thêm với chúng tôi về kỹ thuật anh Phà cho biết thêm: Đối với loại cây này khi trồng cần trồng  cần phải giữ đúng mật độ, khoảng cách giữa các cây, những tháng đầu tiên phải thường xuyên kiểm tra tỷ lệ sống của cây để trồng dặm kịp thời để các cây có sự phát triển đồng đều.

Ông Ngô Tiến Sơn cho chúng tôi biết thêm: Khi người dân tham gia mô hình trồng cây quế này, các hộ dân sẽ được nhà nước hỗ trợ giống cây bằng nguồn vốn trồng rừng,  được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc. Tuy nhiên để tránh  sự lãnh phí trong đầu tư giống của nhà nước, UBND xã cũng đã phối hợp với hạt kiểm lâm cử cán bộ đến từng hộ gia đình kiểm tra, thẩm định, đo đạc diện tích rừng của từng hộ gia đình, từ đó tiến hành cấp phát cây giống cho nhân dân cho sát với tình hình thực tế, hàng năm ngay sau khi trồng cử cán bộ cùng rà soát, để cấp bù cho  nhân dân số cây giống bị chết để  người dân trồng dặm.

          Đây là rừng quế của gia đình Lèng Văn Sáng, thôn Na Pá, xã Bản Mế, được gia đình trồng từ năm 2013. Với diện tích 2 ha cây quế này hiện nay đang sinh trưởng và phát triển tốt. Anh cho biết việc đưa cây quế vào trồng tuy là phải sau 7 năm mới cho thu hoạch nhưng giá trị kinh tế từ cây quế đem lại thì rất cao. Nhận thấy được nhu cầu thị trường hiện nay các sản phẩm từ cây quế rất dễ bán, đặc biệt sau khi được xã cho đi học tập kinh nghiệm ở một số xã của huyện Bảo Yên. Tôi thấy nhiều người dân của Bảo Yên đã có thu nhập rất cao từ việc trồng quế. Bên cạnh đó, việc trồng quế cũng tốn ít công chăm sóc, vốn đầu tư ban đầu cũng không cao, lợi thế hơn là trồng quế thì người dân chũng tôi cũng được hỗ trợ rất nhiều, từ giống, kỹ thuật trồng và cách chăm sóc.

Đến nay với diện tích quế của gia đình tôi hiện nay, đã có tư thương đã đến  nhà tôi, muốn mua cả đồi  cây này với giá trên 500 triệu đồng, những gia đình tôi  vẫn chưa muốn bán. Nếu như theo giá cả thị trường hiện nay, thì chỉ cần tỉa cành, bán lá mỗi năm gia đình tôi đã có thu nhập đến gần 100 triệu đồng, nên tôi quyết định không bán và để đầu tư lâu dài.

          Còn đây là rừng quế của gia đình chị Lùng Thị Liên, thôn Na Pá xã Bản Mế. Khu rừng này gia đình chị mới được trồng trong năm 2017. Trao đổi với chúng tôi chị Liên cho biết. Sau khi được xã tuyên truyền, vận động. Đồng thời được đi tham quan học hỏi ở nhiều nơi, tôi thấy hiệu quả kinh tế từ việc trồng quế là rất cao, nên năm nay nhà tôi cũng đã mạnh dạn trồng với diện tích trên 2 ha. Hy vọng diện tích quế này của gia đình tôi sẽ đem về cho gia đình một nguồn thu ổn định, để gia đình sớm thoát nghèo.

          Đến nay trên 65 ha quế của xã Bản Mế đang phát triển khá tốt, khẳng định hướng đi đúng đắn của một nghị quyết hợp với lòng dân. Cấp ủy, chính quyền xã vẫn sẽ tiếp tục vận động người dân mở rộng diện tích loại cây trồng này, để loài cây này trở thành một loại cây xóa đói giảm nghèo bền vững cho người nông dân./.

Phương Anh - Thanh Nhàn

Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1