Triển vọng phát triển cây dược liệu huyện Si Ma Cai

Những năm gần đây việc phát triển cây dược liệu luôn được huyện Si Ma Cai chú trọng phát triển với các loại cây như Tam thất, Đương quy, Vân mộc hương, Cắt cánh... bước đầu cũng đã đem lại hiệu quả và lợi ích kinh tế cho nhân dân.

Trong năm 2020 và 2021, tổng diện tích Đương quy được trồng trên địa bàn huyện là 26,6 ha. Trong đó Trung tâm Khuyến nông và DVNN tỉnh đã hỗ trợ cho nhân dân 2 xã Lùng Thẩn, Sín Chéng thực hiện 10 ha đương quy (Nhật) và hệ thống máy sấy dược liệu. Diện tích còn lại do UBND huyện Si Ma Cai hỗ trợ và nhân dân tự thực hiện đầu tư trồng trên địa bàn các xã Lùng thẩn, Cán Cấu, Quan Hồ Thẩn. Các hộ tham gia dự án được hỗ trợ 100% giống, hỗ trợ nylong che phủ luống và hỗ trợ phân bón tổng hợp; được tập huấn hướng dẫn trồng chăm sóc che phủ nylong phòng trừ sâu bệnh; thu hoạch bảo quản dược liệu.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền của Trung tâm DVNN huyện và đội ngũ Khuyến nông viên xã đã vận động dân tham gia sản xuất. Riêng xã Cán Cấu ngoài diện tích được hỗ trợ của nhà nước các hộ gia đình ông Ly A Pùa thôn Cán Chư Sử, ông Vàng A Chẩn thôn Cốc Phà và một số hộ khác đã tự đầu tư sản xuất thêm trên 1 ha Đương quy. Hộ gia đình bà Vũ Thị Nhung thôn Mản Thẩn xã Quan Hồ Thẩn ngoài diện tích Tam thất tự nhân giống trồng còn thí điểm trồng cây Vân Mộc Hương; đồng thời tự đầu tư phân hữu cơ trùn quế để bón lót cho cây dược liệu đến nay các cây dược liệu đều phát triển tốt hứa hẹn cho sản phẩm củ đảm bảo chất lượng an toàn cho người sử dụng. Với sự mạnh dạn tự đầu tư phát triển của nhân dân và sự hỗ trợ các thiết bị máy móc sấy và sự đảm bảo thu mua toàn bộ diện tích đương quy sản xuất ra của Công ty TNHH một thành viên Hoa Ban Lào Cai với giá từ 26 đến 28.000đ/1 kg đã khích lệ các hộ dân nhiệt tình đăng ký tham gia sản xuất.

Cây đương quy sinh trưởng, phát triển tốt

Theo Quyết định số 1093/QĐ-UBND ngày 5/4/2021 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt đề án phát triển cây dược liệu tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030. Trong đó Si Ma Cai được quy hoạch là vùng phát triển ổn định lâu dài các cây dược liệu. Từ đề án của tỉnh, UBND huyện đề xuất nghiên cứu nhân giống, trồng, bảo tồn cây Hà thô đỏ; cây Nghđen lấy củ và sơ chế nguyên liệu sản xuất trà dược liệu, thực phẩm chức năng. Nếu được phê duyệt đề tài khoa học sẽ mở ra cho huyện Si Ma Cai hướng đi mới trong việc phát triển bảo tồn phát triển nhân rộng cây dược liệu quý bản địa; tạo ra cho huyện một sản phẩm mang thương hiệu Si Ma Cai và một vùng sản xuất dược liệu tập trung trên địa bàn góp phần tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho nhân dân. Góp phần từng bước xóa đói giảm nghèo bền vững trên quê hương Si Ma Cai./.

Ngọc Thủy
Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1