Xã Cán Cấu: Tích cực mở rộng, cải tạo diện tích cây ăn quả ôn đới

Với mục tiêu mở rộng thêm diện tích các loại cây ăn quả ôn đới đến năm 2020,  thêm 20,9 ha, tạo dựng sản phẩm mang thương hiêu đặc trưng riêng của địa phương, để đạt được mục tiêu đó. Cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể chính trị xã hội của xã Cán Cấu đang tích cực tuyên truyền, vận động bà con nhân dân trên địa bàn xã,  cải tạo lại các vườn cây lâu năm, chuyển đổi một số diện tích cây trồng kém hiệu quả sang phát triển mở rộng  diện tích  các loại cây ăn quả ôn đới.

Vào những ngày này, dọc trên tuyến đường vào thôn Mù Tráng Phìn, nhìn những vườn lê tai nung, lê xanh, mận tả van  đang nảy mầm xanh tươi tràn đấy sức sống, với những trùm quả trĩu cành đung đưa trước gió. Đây là thành quả, công sức nhiều ngày qua, của bà con nhân dân và cán bộ các ban ngành của xã Cán Cấu, trong việc cải tạo, mở rộng diện tích cây ăn quả ôn đới.  Đang thả hồn ngắm những cành chùm lê sai trĩu  quả, bỗng anh Hảng A Tủa chủ tịch UBND xã Cán Cấu vỗ vai tôi bảo: Sắp đến nhà “Đại gia lê rôi” tôi ngỡ ngàng cứ tưởng mấy vườn lê này là nhiều lắm rồi nào ngờ còn có hộ gia đình khác trồng nhiều hơn. Được biết thôn Mù Tráng Phìn, có 80 hộ  dân, thì  cả 80 hộ đều chuyển diện tích đất trồng hoa mầu kém hiệu qua sang trồng các loai cây ăn quả ôn đới, song nhiều nhất là trồng lê.

Mời chúng tôi vào thăm khu vườn cây ăn quả của mình, ông Cư Seo Seng tâm sự: Trước đây, gia đình ông  chỉ trồng một  vài cây ngay cạnh nhà với suy nghĩ “Trồng để lấy bóng mát là chính, có quả thì để ăn, chứ bán chẳng được bao nhiêu tiền”, Đây là loài cây khá phù hợp với đồng đất và khí hậu  chỉ  sau  vài  năm cây đã cho quả, chất lượng thơm ngon, mẫu mã đẹp song do đường xá đi lại khó khăn, ông cũng không phát triển mở rộng loại cây này. Mấy năm gần đây  khi đường xá thuận tiện nhiều thương lái đến tận nhà  hỏi mua với giá khá cao, ông nhận thấy việc phát triển cây lê, cây mận Tả van có thể đem lai hiệu quả kinh tế cao, nên hai vợ trồng đã mạnh dạn chuyển 1,5 ha diện tích đất vườn, đất trồng hoa mầu  kém hiệu quả để trồng cây lê và mận. Năm 2014 gia đình anh trồng 50 cây mận Tả van và 100 cây lê Tai Nung, cứ vậy, mỗi năm gia đình ông lại trồng thêm một ít các lại cây, cho đến thời điểm này, trong vườn nhà ông đã có tổng số hơn 500 gốc cây ăn quả các loại,  chủ yếu là 2 loại cho giá trị kinh tế cao như cây lê Tai nung và cây Mận tả van. Đến thời điểm này cơ bản các gốc cây đều đã cho thu hoạch, theo tính toán của ông, trồng cây ăn quả  như thế này cho thu nhập cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác, Ông hồ hởi cho tôi biết thêm:

Cũng như nhiều gia đình khác tại xã Cán Cấu, gia đình anh Giàng A Quả, thôn Cán Cấu, xã Cán  Cấu nhờ trồng cây ăn quả ôn đới mà đã có nguồn thu nhập khá ổn định, anh  tâm sự với tôi:  Với 150 cây lê tai lung của gia đình minh trồng từ năm 2010, nhờ tích cực chăm sóc theo đúng kỹ thuật, hiện nay cây đã cho thu hoạch được 2 năm rồi, mỗi năm trừ chi phí, công chăm sóc, bình quân cho gia đình anh thu nhập trên 30 triệu đồng. Từ nguồn thu nhập trên gia đình anh  đang tiếp tục đầu tư mua thêm giống mận Tả van để trồng, Vì là loại cây dễ trồng, nhanh cho thu nhập, nên hiện nay  anh  đang vận động anh em trong gia đình, dòng họ, bà con trong thôn tập trung phát triển mạnh các loại cây ăn quả ôn đới.

Đến nay, trên địa bàn xã Cán Cấu đã  có tổng số diện tích cây ăn quả ôn đới lên trên 51ha với  trên 500 hộ tham gia trồng. Trong đó có 30ha cây mận lâu năm, 20 ha lê đang cho thu hoạch. Từ đầu năm đến nay người dân trong xã đã tiến hành trồng mới thêm 5ha  nữa, trong đó tập trung  nhiều nhất vẫn là tại hai thôn Mù Tráng Phìn, thôn Cán Cấu.

Từ hiệu quả kinh tế mà các loại cây  ăn quả như Lê, Mận mang lại. Đến nay  nhiều hộ dân trong xã vẫn đang tiếp tục  chuyển đổi  những mảnh nương kém hiệu quả sang trồng các loại cây này. Để việc triển khai trồng cây ăn quả ôn đới theo đúng quy hoạch, cấp ủy chính quyền xã đã cùng với các thôn tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng những vườn cây đã già cần cải tạo, từ đó cử cán bộ khuyến nông đến phụ giúp, hướng dẫn bà con, Tạo tán, vít cành với cây lê, tỉa cành tạo tán với cây mận,  và kỹ thuật đốn tỉa cành, phòng trừ sâu bệnh, vít cành, bọc quả và bón phân theo từng thời kỳ sinh trường cho từng loại cây đồng thời hướng bà con việc trồng mới  cần trồng thành vùng tập trung để dễ bảo quản, chăm sóc, chọn những mảnh nương thuận tiện đường giao thông để tiện cho việc thu hoạch.

Từ hiệu quả kinh tế mang lại, cây ăn quả  ôn đới trên địa bàn xã Cán Cấu đang từng ngày được mở rộng. Đây chính là hướng phát triển kinh tế theo đúng nghị quyết 04 của huyện ủy Si Ma Cai nhằm giúp cho người dân thoát nghèo bền vững./.

Tiến Sỹ.

Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1