Xã Sán Chải, khó khăn trong sản xuất nông nghiệp vụ xuân

Thông thường cứ đến cuối tháng 2 âm lịch bà con nông dân xã Sán Chải lại tập trung cho sản xuất các cây trồng vụ xuân, phấn đấu gieo cấy hết diện tích trong khung thời vụ tốt nhất.

Nhưng năm nay,  theo quan sát của chúng tôi thời điểm này mặc dù thời tiết khá thuận lợi, thời tiết có mưa, độ ẩm khá cao.  Vậy nhưng trên các  mảnh nương chỉ thấy, thưa thớt một vài gia đình đang tiến hành phát dọn thực bì, đốt rác. Còn một số hộ đang làm đất để trồng ngô. Nhưng lực lượng  tham gia lao động chủ yếu là các người già, phụ nữ và cả các em  nhỏ. Trao đổi vấn đề này  với  đồng chí  Nguyễn Hữu Hưởng, chủ tịch UBND xã Sán Chải  thì được biết, so với mọi năm, năm nay tiến độ triển khai các hoạt động sản xuất  vụ xuân diến ra chậm hơn. Nguyên nhân  chính  là do năm  2017 giá nông sản thấp, nhiều hộ  nông dân bị thua lỗ nặng  khi đầu tư vào nông nghiệp, vì vậy năm nay người dân không mặm mà  việc sản xuất nông nghiệp, mặt khác có nhiều hộ dân khác nhờ đi làm thuê mà có thu nhập khá cao, trung bình  mỗi người một năm đi làm thuê  ở ngoài địa phương có thu nhập khoảng từ 50- 100 triệu đồng. Nên ngay từ đầu năm 2018 này,  đã có 1/3 số lao động chính của xã xin đi làm ăn xa. Do đó việc thực hiện các chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp, các chương trình, dự án của huyện giao sẽ  gặp khó khăn trong việc thiếu nhân lực. Đặc biệt tiến độ gieo trồng vụ xuân  đến nay chỉ đạt từ 30-40% kế hoạch.

          Theo thống kê, toàn xã Sán Chải có tổng số 1600 lao động chính thì đã có tới 454  người xin phép đi làm ăn xa dưới nhiều hình thức. Cá biệt có nhiều hộ  cả hai vợ chồng đều đi làm ăn xa. Một s đi làm thuê  ở gần thì tranh thủ trở về trồng cấy.thiếu nguồn nhân lực, nên việc sản xuất nông nghiệp của xã hiện nay phần lớn là phụ nữ và người già đảm nhận. Thậm chí có  gia đình các em nhỏ cũng phải tham gia trồng cấy.  Vì thiếu  vắng lao động chính nên việc trồng ngô được bà con làm đơn giản hơn. Thay vì phát dọn thực bì sau đó mới cày bừa đất rồi tra hạt. Thì hiện nay một số bà con lại cuốc hốc và tra hạt trực tiếp việc này rút ngắn thời gian sản xuất.  Cá biệt còn một số hộ vẫn lạm dụng sử dụng thuốc trừ cỏ để sản xuất.  Việc làm tắt công đoạn như vậy sẽ làm hạn chế sự phát triển của bộ rẽ cây ngô, đất không được cày sẽ không tơi xốp, nhanh thoái hóa, bạc mầu đất, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái nguồn nước và sức khỏe đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sản lượng cây trồng.

          Chúng tôi đến thôn Trung Chải, xã Sán Chải. gặp gia đình anh Giàng Seo Xóa, hôm nay gia đình anh đang trồng ngô. Anh cho biết hàng năm gia đình anh trồng 6 kg ngô giống, và việc trồng cấy anh phải nhờ rất nhiều anh em họ hàng tham gia cày bừa làm đất nhưng năm nay. Do anh em đi làm ăn xa hết. nên không nhờ được,  anh làm thuê ở gần nên anh tranh thủ thời tiết thuận lợi anh về giúp gia đình tham gia trồng cấy, nhưng cũng chỉ cuốc hôc và tra hạt trực tiếp cho nhanh,  vì về tranh thủ. với lại thu nhập từ trồng ngô rất thấp tiếc đất thì anh trồng xong rồi lại đi làm thuê  tiếp.

                   Trường hợp của anh xóa chỉ là một trong rất nhiều những  người đi làm thuê ở gần. còn đi lại thường xuyên. Còn  giúp gia đình trồng cấy được, chứ đối với nhiều hộ đi làm ăn xã cả năm, thì diện tích đất canh tác sẽ bị bỏ hoang hoặc để người thân  gieo cấy,  điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ triển khai thực hiện các chỉ tiêu của xã. trước những khó khăn đó chính quyền xã đã có những giải pháp nhằm đảm bảo kế hoạch huyện giao.

Với nhiều giải pháp đồng bộ chúng tôi tin tưởng rằng chính quyền xã Sán Chải,  sẽ thoát gỡ được những khó khăn, phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất năm 2018./.

Mạnh Linh


Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1