Đa dạng hóa đầu ra cho các sản phảm rừng trồng

Đây là xưởng mộc của gia đình anh Sùng Seo Giả, ở thôn Sản Sín Pao, xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai. Nó không có gì đặc biệt về quy mô hay sản phẩm, nhưng lại đáp ứng rất tốt nhu cầu, thị hiếu về đồ gỗ của người dân vùng cao, bởi chủ nhân của xưởng là người bản địa. Anh Giàng Seo Giả cho biết nhận thấy nhu cầu tiêu thụ các đồ gỗ của bà con là khá lớn,  mua các đồ dùng này ở ngoài huyện giá khá cao, trong khi  nhiều nhà  có sắn gỗ rừng trồng, nhưng phải bán gỗ, để lấy tiền mua đồ gỗ, khi bán gỗ thì giá không được cao, nhưng mua đồ gỗ thì khá đắt so với thu nhập của người dân. Từ khi anh mở xưởng đến nay bà con trong thôn nếu có nhu cầu  sử dụng đồ dùng bằng gỗ, đem  gỗ của nhà trồng được đến xưởng  của anh, chỉ cần thêm chút ít tiền công là có được vật dụng khá ưng ý.

Là địa bàn có diện tích rừng kinh tế khá lớn, nhưng ở Si Ma Cai có rất ít xưởng mộc, lại chủ yếu do người dưới xuôi lên mở xưởng. Vậy nên việc tại thôn Sản Sín Pao, xã Sín Chéng có 4 hộ đồng bào người Mông mở nghề mộc, khai thác lợi thế vùng nguyên liệu để đáp ứng cho nhu cầu về đồ gỗ ở địa phương là điều khá mới mẻ, hứa hẹn mang lại thành công.

Trao đổi với tôi anh Cư A Sang, một hộ cũng có xưởng ở Thôn Sản Sín Pao, xã Sín Chéng cho biết thêm: Các sản phẩm mà các xưởng mộc  của các anh làm ra chủ yếu là bàn ghế, giường, cửa và một vài vật dụng khác trong gia đình. Mẫu mã sản phẩm có thể chưa thật đẹp, nhưng bù lại giá bán rẻ hơn so với thị trường, người mua lại không mất phí vận chuyển. Gia đình nào có sẵn nguồn gỗ thì chỉ cần trả thêm tiền công là có được những sản phẩm theo đúng nhu cầu sử dụng.

Nói về những lợi ích mà các xưởng mộc này đem lại, Anh Sùng A Sáng, Trưởng thôn Sản Sín Pao, xã Sín Chéng, cho biết thêm. Từ ngày có các xưởng mộc này, bà con trong thôn có thể tận dụng được các loại gỗ nhà trồng được, để nâng cao đời sống của  mình, điều này cũng thúc đẩy việc bảo vệ và phát triển rừng của thôn.

Những xưởng mộc đầu tiên xuất hiện ở thôn Sản Sín Pao theo cách hoàn toàn tự phát, nhưng đang mở ra một hướng phát triển kinh tế nhiều lợi ích, vừa giúp tận dụng, tiêu thụ nguồn gỗ rừng trồng, giải quyết việc làm cho người lao động, vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường tại chỗ. Tuy nhiên để mô hình này phát triển bền vững, các hộ gia đình rất cần sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các ngành chức năng, nhất là trong việc tiếp cận nguồn vốn vay để mở rộng nhà xưởng và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Thanh Nhàn - Thào Loan   


Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1