Gương sáng hội viên phụ nữ làm kinh tế giỏi

Trao đổi với tôi chị cho biết: Cũng như các chị em khác trong thôn khi mới ra ở riêng, Cuộc sống của  gia đình chị ban đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn, bởi lúc đó gia đình chị chỉ trông chờ vào cây ngô, cây lúa, mỗi năm  sau bao vất vả khó nhọc, cũng chỉ thu hoạch được từ 30 đến 60 bao thóc,  số thóc này chỉ giúp gia đình chị có đủ lương thực để dùng, mỗi khi gia đình có việc cần dùng đến tiền phải bán thóc, lúa để lo việc gia đình.  Vì vậy nỗi lo cơm, áo, gạo tiền luôn đề nặng trên đôi vai chị, thêm vào đó, khi các con chị đi học, thì chi phí lo cho gia đình lại càng tăng lên. Sau bao đêm trăn trở  suy nghĩ là làm thế nào để có tiền, lo cho các con  của chị được học hành đến nơi đến chốn. Được sự động viên giúp đỡ của chị em, phụ nữ, chị Bằng đã tìm đến những người phụ nữ đang làm nghề may áo thổ cẩm của người dân tộc Mông để học nghề may áo thổ cẩm. Với tính cách chịu thương, chịu khó, cần cù và đôi bàn tay khéo léo, chị đã nhanh chóng học được nghề may áo thổ cẩm. Những chiếc áo thổ cẩm, với đường may cầu kỳ, họa tiết hoa văn  đặc sắc của chị rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Từ đó, kinh tế gia đình chị từng bước phát triển, cuộc sống ổn định hơn. Tính trung bình cứ mỗi ngày chị may được 5 chiếc áo, mỗi chiếc áo khi bán ra, trừ đi các chi phí chị cũng lãi được khoảng 80 nghìn đồng, mỗi năm từ việc tập trung vào may hàng thổ cẩm, cũng đem lại thu nhập cho gia đình hơn 100 triệu đồng.

Tâm sự với chúng tôi, chị Bằng chia sẻ, bên cạnh việc  tập trung vào làm nghề may áo thổ cẩm,  chị đầu tư vào phát triển chăn nuôi, đặc biệt là nuôi giống lợn đen bản địa. Bangioongsdo còn thiếu kinh nghiệm  chị cũng gặp phải rất nhiều khó khăn. Nhưng không vì thế mà chị nản lòng, chị đã bỏ nhiều công sức đã tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ những người  nhờ chăn nuôi mà trở nên khá giả, đồng thời cũng trong đợt này chị được cử đi tập huấn  về kỹ thuật chăn nuôi lợn và do hội liên hiệp phụ nữ xã Cán Hồ tổ chức, từ những kiến thức đã được tập huấn cũng với kinh nghiệm mà chị học hỏi được, chị mạnh dạn  đầu tư vốn, mở rộng việc chăn nuôi của gia đình. Xây dựng  khu chuồng nuôi kiên cố  nuôi theo kiểu gối đàn,  trung bình mỗi năm xuất chuồng 3 lứa lợn thịt, theo chị việc chăn nuôi lợn giúp cho gia đình chị tận dụng được các sản phẩm phụ trong sản xuất nông nghiệp và cũng đem về  cho gia đình chị mỗi năm hơn 20 triệu đồng tiền lãi.

Không dừng lại ở may áo thổ cẩm và chăn nuôi lợn, người phụ nữ chịu thương chịu khó ấy, còn đầu tư vốn để mở một quán bán hàng tạp hóa. Quán tạp hóa  nhỏ của chị mỗi năm cũng cho thu nhập khoảng 20 triệu đồng. Với sự cố gắng nỗ lực, gia đình chị đã đi lên từ 2 bàn tay trắng, bằng số tiền tích cóp nhiều năm từ công việc may áo thổ cẩm, nuôi lợn và bán hàng tạp hóa, năm 2015, gia đình chị đã xây được một căn nhà cấp 4 khang trang và  có đủ tiền để chăm lo tốt cho các con của mỉnh.

Chị Hoàng Thị Bàng là tấm gương sáng điển hình của người phụ nữ dám nghĩ, dám làm. Bằng những lợi thế sẵn có của địa phương chị đã vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quên hương. Chị Bằng là người phụ nữ đã góp phần tô thắm thêm hình ảnh đẹp của người phụ nữ nông thôn, là tấm gương điển hình về phụ nữ “đảm việc nước, giỏi việc nhà”, xứng đáng là tấm gương sáng để chị em phụ nữ học tập và noi theo./.

Thào Loan

 

Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1