Gương sáng hội viên phụ nữ làm kinh tế giỏi xã Bản Mế

Cùng với chị Lù Thị Sương, chủ tịch hội phụ nữ xã Bản Mế, chúng tôi đến thăm gia đình chị Lùng Thị Vương, sinh năm 1982, ở thôn Na Pá, xã Bản Mế một hộ gia đình từ một hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo bền vững.

Nhìn ngôi nhà xây khá khang trang, với đầy đủ các tiện nghi mấy ai biết rằng trước đây gia đình chị là một hộ nghèo, cơm không đủ ăn áo không đủ mặc. Trò chuyện với chúng tôi chị cho biết: Ngôi nhà này anh chị mới làm được cách đây mấy năm, chứ trước đây khổ lắm, Khi mới xây dựng gia đình, cuộc sống của 2 vợ chồng chị cũng gặp nhiều khó khăn, vất vả.  Lúc vợ chồng chị ra ở riêng, bố mẹ cũng chỉ cho mấy sào ruộng và một mảnh  đất vườn nhỏ để dựng nhà. Nói là một ngôi nhà nhưng lúc đó cũng chỉ được gọi là một túp lều nho nhỏ. Các con chị thì nhỏ, bữa cơm ngon nhất của gia đình chị lúc bấy giờ là mèn mén và rau. Thiếu thốn đủ bề, cơm không đủ ăn, áo không có mặc, nhà  thì tam bợ dột nát, chị rất lo mỗi khi mưa to gió lớn.

Vì thế chị luôn trăn trở suy nghĩ, phải làm thế nào để phát triển kinh tế, tạo điều kiện tốt  nhất cho các con dược học hành. Chị đã bàn với chồng mạnh dạn vay 5 triệu đồng, từ ngân hàng chính chính sách xã hội huyện để đầu tư mua 1 con trâu về nuôi, song do chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi, nên  con trâu của gia đình chị cũng bị chết.

Không chịu khuất phục trước khó khăn, vợ chồng chị đã bàn với nhau nến không còn vốn thì vợ chồng chị đi làm thuê. Cứ ai thuê làm gì thì vợ chồng chị cũng làm. Chỉ sau một năm với số vốn ít ỏi vợ chồng chị tích lũy được từ việc làm thuê chị đã bàn với chồng mua một máy say sát để chị ở nhà vừa sát lúa kiếm thêm thu nhập, vừa tận dụng các sản phẩm phụ để đầu tư vào chăn nuôi lợn. Ban đầu chị chỉ nuôi 10 con, sau khi xuất chuồng lứa đầu tiên có lãi thị lại dùng vốn tích cóp  được để xây dựng thêm chuồng nuôi và nhân đàn nên, nuôi theo hình thức gối đàn. Đồng thời, chị cũng đã tham gia rất nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi do hội phụ nữ xã tổ chức, từ kiến thức đã học được cùng kinh nghiệm sẵn có chị mạnh dạn ứng dụng vào để  phát triển chăn nuôi. Nhờ ứng dụng đúng kỹ thuật,  nên đàn lợn nhà chị lớn rất nhanh, mỗi năm gia đình chị cũng bán được 3 lứa lợn, mỗi lứa thu về trên 30 triệu đồng. Nếu trừ đi chi phí mỗi năm gia đình chị cũng lãi trên 70 triệu đồng/ năm. Chi cho biết  để ổn định đầu ra của sản phẩm, gia đình tôi chỉ nuôi  giống lợn đen bản địa, bởi nếu nuôi lợn đen thì giá cả ổn định không trượt giá như lợn trắng.  

Chia sẻ thêm với chúng tôi chị cho biết: Nhận thấy nhu cầu người dân xây dựng nhà ở ngày càng nhiều, cùng với đó là các công trình phúc lợi xã hội, đang được đâu tư xây dựng tại xã. Nên nhu cầu vận chuyển vật liệu khá cao, vợ chồng chị  mạnh dạn  dùng số vốn đã có là 180 triệu đồng, vay thêm ngân hàng nông nghiệp, đầu tư mua được ô tô  tải  để phục vụ cho nhu cầu chuyên chở vật liệu, cát sỏi xây dựng, nông sản cho bà con nhân dân trong xã và dưới xuôi. Chị cho biết sau 3 năm đầu tư vào chiếc ô tô này, gia đình  chị đã trả được hết nợ cho ngân hàng, hiện tại tổng thu nhập bình quân của gia đình chị là 200 triệu đồng/ năm, sau khi trừ mọi chi phí  gia đình chị cũng để ra được 100 triệu đồng.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, mà chị còn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua của hội Phụ nữ xã. Đồng thời, chị còn vận động những hội viên khác cùng nhau xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả. Truyền đạt lại kinh nghiệm sản xuất  cho các chị em trong hội, giúp đỡ chị em có hoàn cảnh khó khăn, cho chị em trong hội vay vốn không tính lãi.

Ngoài ra gia đình chị luôn chấp hành tốt Chủ trương, đường lối của Đảng, Chính sách pháp luật của nhà nước. Nhiều năm liền chị vinh dự được UBND xã, hội liên hiệp phụ nữ xã trao tặng giấy khen công nhận danh hiệu “Hộ gia đình sản xuất và kinh doanh giỏi”, gia đình nhiều năm đạt danh hiệu “gia đình văn hóa”.

P. Anh

 

Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1