Huyện Si Ma Cai nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Nhờ sự vào cuộc của toàn xã hội,  chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới  giai đoạn  2015-2020,  trên địa bàn huyện Si Ma Cai  đã có nhiều kết quả nổi bật. Đã huy động tốt sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhân dân tích cực tự nguyện hiến công lao động, đất đai, vật tư, với tổng số 65 tỷ  đồng, góp phần đưa nhanh mục tiêu xây dựng nông thôn mới về đích trước 02 năm. Xây dựng 06/13 xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, tăng 6 xã so với năm 2015 và đạt 150% MTNQ. Sau khi thực hiện sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã và thành lập thị trấn Si Ma Cai, từ tháng 3 năm 2020, còn 04/09 xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. Toàn huyện đã công nhận được 07 thôn, tổ dân phố đạt thôn Nông thôn mới cụ thể: Tổ dân phố Phố Cũ, thị trấn Si Ma Cai, Thôn Ngã Ba, xã Quan Hồ Thẩn, Thôn Chư Sang xã Cán Cấu, Thôn Mào Sao Chải, Sín Chải xã Sín Chéng, Thôn Đội 1 xã Nàn Sán,  Công nhận 03 thôn kiểu mẫu: Mản Thẩn, xã Quan Hồ Thẩn, thôn Cán Chư Sử xã Cán Cấu. Số tiêu chí bình quân/xã đạt 14,33 tiêu chí/xã. Toàn huyện đạt 129 tiêu chí,  không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí.

Dưới sự  vậy, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể từ huyện đến xã, triển khai thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với nhiều cách làm năng động sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đồng thời  đảy mạnh công tác thông tin,  tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng,  đã làm thay đổi căn bản về nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Phong trào xây dựng nông thôn mới đã được nhân dân đồng tình hưởng ứng, tự nguyện đóng góp tiền của, công sức, đất đai để cùng chung sức xây dựng NTM. Tổng nguồn lực huy động thực hiện giai đoạn 2016 - 2020 là 1.044 tỷ đồng. Trong đó: Ngân sách Trung ương: 728 tỷ đồng.  Vốn doanh nghiệp HTX: 17 tỷ  đồng. Vốn tín dụng trên 8 tỷ đồng. Cộng đồng dân cư đóng góp ủng hộ là: 290 tỷ đồng. Đã thực hiện tốt việc đa dạng hóa huy động mọi nguồn lực để đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn theo hướng đồng bộ, hiện đại phục vụ có hiệu quả yêu cầu về phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp được quan tâm đổi mới theo hướng tăng cường liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để tăng hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập người dân, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh và bền vững

Chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường ngày càng được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và ngày càng phát triển, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự xã hội được đảm bảo, hệ thống tổ chức chính trị ngày càng vững mạnh, dân chủ ở cơ sở được phát huy.

Đến nay, chương trình xây dựng nông thôn mới, đã đạt được những kết quả tương đối toàn diện, nổi bật, diện mạo mới nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng cải thiện và nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng 19 triệu đồng so với năm 2010, đến nay thu nhập bình quân đạt 31,5  triệu đồng/người/năm, hệ thống kết cấu hạ tầng được xây dựng đồng bộ như: hệ thống giao thông, thủy lợi, trường học các thiết chế về văn hóa phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển sản xuất cũng như sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao.

Tuy đã đạt được nhiều kết quả khả quan, song trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn những mặt tồn tại hạn chế cấn khắc phục đó là: Trong lãnh đạo chỉ đạo còn có lúc, có nơi chưa thực sự kiên quyết thiếu chủ động, sáng tạo nhất là việc nghiên cứu, bàn biện pháp, cách thức triển khai thực hiện các nội dung, vì vậy kết quả ở một số xã còn hạn chế.  Một số cơ chế chính sách chưa được ban hành đầy đủ và thống nhất như: Quy định cơ chế lồng ghép vốn, cách tính các chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người, lao động có việc làm thường xuyên, lao động đã qua đào tạo... Nhận thức của một số cán bộ, đảng viên, nhân dân còn chưa đầy đủ thiếu thống nhất, còn tư tưởng ỷ lại trông chờ đầu tư của Nhà nước, một số có tư tưởng nóng vội, chạy theo phong trào, thành tích.  Đội ngũ cán bộ giúp việc các cấp làm việc kiêm nhiệm, chưa có kinh nghiệm về quản lý xây dựng NTM, trong khi khối lượng công việc nhiều, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.

Trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, một trong những bài học kinh nghiệm hàng đầu được rút ra là thành công chỉ có được khi người dân tin tưởng, đồng tình hưởng ứng các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước cũng như tích cực đóng góp trí tuệ, công sức trong xây dựng nông thôn về mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Do đó, cần phát huy vai trò chủ thể của người nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới, cụ thể là:

Đẩy mạnh các hoạt động thông tin truyền thông, vận động để nâng cao hơn nữa nhận thức của người nông dân về vai trò chủ thể của mình trong xây dựng nông thôn mới, người dân vừa là người thực hiện vừa là người thụ hưởng, Nhà nước chỉ có vai trò hỗ trợ, lợi ích của người dân là động lực và sự tham gia của công đồng dân cư là bí quyết thành công. Từ đó huy động cao mọi nguồn lực của xã hội cả về trí tuệ, công sức và kinh phí để xây dựng NTM. Do vậy, cần khơi dậy ở người dân tinh thần chủ động, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.

Thực hiện tốt dân chủ ở cơ sởĐảm bảo công khai cho mọi người dân được tham gia đóng góp xây dựng và giám sát quá trình thực hiện quy hoạch, đề án xây dựng NTM ở địa phương. Chủ động phân cấp để cộng đồng dân cư có thể trực tiếp tham gia xây dựng các công trình, phát huy vai trò giám sát của ban giám sát cộng đồng để đảm bảo chất lượng công trình, phát huy hiệu quả vốn đầu tư.  Đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện những vấn đề còn tồn tại, kịp thời tháo gỡ, đánh giá sơ kết rút kinh nghiệm nhaân ra diện rộng những điển hình hay cách làm sáng tạo.  Trong đó có bài học xuyên suốt đó là phát huy dân chủ, công khai minh bạch để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và dân thụ hưởng.

Tăng cường hiệu lực quản lý điều hành của chính quyền cơ sở. Củng cố tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức địa phương. Phải huy động sức dân, từng bước, phù hợp với điều kiện từng hộ gia đình, tránh tình trạng áp đặt hay nóng vội.

Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạo nghề cho nông dân, nâng cao dân trí cũng như chất lượng đời sống văn hóa - xã hội trên địa bàn huyện. Tích cực đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức cho nông dân, nhất là những tiến bộ khoa học - kỹ thuật để người nông dân có thể tự mình sản xuất, kinh doanh trên chính quê hương mình, “ly nông bất ly hương”.

Nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, với các hình thức hiệu quả. Tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến; biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong xây dựng nông thôn mới. 

Tăng cường xã hội hóa, quán triệt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để huy động mọi nguồn lực đầu tư, xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục. Xây dựng môi trường văn hóa, đội ngũ cán bộ văn hóa thông tin cơ sở,… thực hiện dân chủ hoá đời sống tinh thần ở nông thôn. Duy trì thường xuyên các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc.

Phòng Nông nghiệp & PTNT

 

Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1