Nghị quyết 22 đã thực sự đi vào cuộc sống của người dân vùng cao Si Ma Cai

Tính đến thời điểm này so với năm 2015, khi mới bắt đầu triển khai thực hiện nghị quyết, tỷ lệ hộ nghèo của toàn huyện đã giảm xuống chỉ còn 32%. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 25.000 tấn, thu nhập bình quân đầu người đạt 22,48 triệu đồng/người/năm.Giá trị sản xuất trên một ha canh tác là 35 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng đàn gia súc bình quân đạt 20%/năm và chăn nuôi đã chuyển dần theo hướng sản xuất hàng hóa. Đến nay đến khắp các thôn bản vùng cao Si Ma Cai chúng ta có thể dễ ràng nhận thấy những  đổi thay rõ nét mà nghị quyết 22 đã đem lại cho người dân.

Để đưa nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống của người dân, ngay từ khi bắt đầu triển khai thực hiện nghị quyết số 22 cho đến nay, huyện Si Ma Cai tập trung vào nhiệm vụ đó là tạo công ăn việc làm, giúp người dân tăng thu nhập. Trong đó tập trung chủ yếu là phát triển chăn nuôi đại gia súc. Trong đó huyện Si Ma Cai xác định 4 nội dung hỗ trợ là, mua trâu, bò sinh sản cho người dân vay con giống. Mở các lớp đào tạo, tập huấn kiến thức chăn nuôi, trồng trọt cho nông dân,  hướng dẫn người dân làm đệm lót sinh học để chăn nuôi. Hỗ trợ công tác giao đất, gắn với giao rừng. Năm 2015, huyện Si Ma Cai thực hiện điểm Dự án đầu tư phát triển chăn nuôi ở 2 xã là Sín Chéng và Bản Mế, với 477 con trâu và 55 con bò, tổng trị giá hơn 15,6 tỷ đồng. Năm 2016, huyện xây dựng kế hoạch thực hiện Dự án ở 11 xã còn lại. Tính đến thời điểm này, toàn huyện đã trồng mới được 238 ha cỏ. Tổng số hộ xây dựng chuồng chuồng trai chăn nuôi đảm bảo vệ sinh 3.381 hộ. Chỉ tính riêng năm 2017, toàn huyện đã làm mới 429 chuồng nuôi nhốt gia súc, đến nay người dân đã làm được 2.146 hố ủ phân. Tổng số gia súc được thực hiện trong Dự án chăn nuôi là 1.268 con, đã có 82 con gia súc bắt đầu sinh sản lứa đầu tiên.

Thực hiện dự án đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc của huyện, xã Bản Mế đã làm được 292 hố ủ phân, 280 chuồng nuôi nhốt gia súc, trồng được 75,5 ha cỏ VA06. Có 115 hộ  tham gia thực hiện nuôi trâu của dự án với 293 con. Hiện nay số trâu này đã sinh được 36 con. Có 94 hộ tham gia dự án ngân hàng bò với 191 con bò sinh sản. Đến nay đàn bò đã sinh sản được 34 con bê con. Ông Ngô Tiến Sơn, Chủ tịch UBND xã Bản Mế cho biết: Hiện nay xã Bản Mế cũng đang tập trung tìm nhiều giải pháp để tháo gỡ những khó khăn khi triển khai dự án, đó là những khó khăn mà hầu hết các xã đang  vướng mắc. Một số quy định của ngành thú y, về kiểm dịch vận chuyển động vật, con giống phải nuôi nhốt cách ly trong thời gian khá dài, mặt khác giá trâu, bò tại các chợ trên địa bàn huyện giảm nhanh (giảm khoảng 20% - 30% so với đầu năm 2016). Trong khi giá trâu giống của các đơn vị cung ứng cho huyện, thường cao hơn giá bán thực tế ở chợ,  do các thương lái khi trao đổi mua bán tại chợ đã né, tránh được một số công đoạn như: Thực hiện việc nuôi nhốt cách ly, tiêm phòng. Một số hộ đã đăng ký tham gia dự án, nhưng  đến thời điểm triển khai dự án lại đi làm ăn xa, không có mặt tại địa phương. Một số hộ  còn muốn để những hộ khác làm trước xem kết quả ra sao, rồi mới đăng ký.

Năm 2016,  huyện có chính sách để người dân được chủ động trong chọn lựa  các con giống trâu, bò thích hợp để  mua về nuôi, đã giải quyết được một phần khó khăn về đầu vào của con giống. Các loại giống được bà con lựa chọn thường là loại giống của vùng cao, nên khi đưa về các hộ gia đình các con giống trâu, thích nghi  rất nhanh với điều kiện tại địa phương nhờ vậy mà đàn trâu, bò sinh trưởng, phát triển ổn định. Đây là gia đình anh Nùng Phủng Khương, thôn Na Pá, xã Bản Mế là một trong những hộ phấn khởi nhất khi tham gia dự án chăn nuôi đại gia súc, chỉ sau 3 năm mua trâu về nuôi, chỉ với 2 con trâu sinh sản giờ đây gia đình anh đã có 2 con nghé con, sang năm là có thể xuất chuồng, trong khi đó 2 con mẹ lại sắp sửa sinh thêm nghé con. Anh Khương chia sẻ, tôi dự định sẽ nuôi 2 con nghé này thêm 1 năm nữa mới xuất bán, vì gia đình tôi đang có dự định sang năm xây nhà để ở và sửa sang lại chuồng trại để chào đón thêm 2 chú nghé con. Trao đổi thêm với chúng tôi anh Khương cho biết thêm, để có được đôi trâu sinh sản đẹp như thế này tôi đã phải chăm sóc chúng rất vất vả, ban đâu khi mới nhận trâu về nuôi, trâu gầy và ăn rất ít, thậm chí còn không chịu uống nước, bởi chúng chưa quyen với khí hậu vùng cao. Sau khi được xã cho đi tập huấn kỹ thuật chăm sóc trâu, bò và cách phòng chống rét, cách ủ chua thức ăn, tôi đã ứng dụng vào chăm sóc cho đàn gia súc của gia đình. Che chắn chuồng trại để tránh rét cho trâu vào mùa đông. Đến nay đàn trâu nhà tôi đã quen với khí hậu và đang phát triển tốt. Hiện nay gia đình tôi đã trồng được 0,5 ha cỏ, đảm bảo đủ lượng thức ăn cho đàn gia súc của gia đình.

Nhìn thấy hiệu quả kinh tế của một số hộ  nông dân nhờ phát triển chăn nuôi đại gia súc đã có nguồn thu nhập cao, rất nhiều hộ dân trong thôn đã đến xin đăng ký để được tham gia dự án. Đến nay 75 hộ trong thôn Na Pá đều đã tham gia dự án. Với mong muốn giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế  làm giàu từ việc chăn nuôi đại gia súc.

 Chúng tôi đến thăm gia đình chị Lèng Thị Sương, đúng vào lúc chị đang chăm sóc cho đàn trâu, bò của nhà mình. Chị vui mừng chia sẻ, năm nay tôi phải bán bớt đi một con trâu nghé để lấy tiền mua sắm thêm các vật dụng cho gia đình và sắm một cái tết thật tươm tất, mua cho các con của tôi mấy bộ quần áo mới. Bởi từ rất nhiều năm nay gia đình nghèo đói, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Giờ đây nhờ có sự đầu tư của Đảng và nhà nước gia đình tôi đã có của ăn của để, đàn trâu bò thì lớn rất nhanh, nên cuộc sống cũng đỡ vất vả hơn trước rất nhiều. Hiện nay gia đình chị có 2 con trâu và 3 con bò sinh sản, đàn bò nhà chị cũng vừa sinh được 2 bê con. Sang năm nhà chị lại chuẩn bị được đón thêm 2 chú bê con nữa. Vậy là niềm vui lại được nhân đôi. Hy vọng rằng trong những năm tiếp theo gia đình chị lại có những cái têt sung túc và đầm ấm hơn nữa.

Có thể khẳng định nghị quyết 22 của tỉnh ủy Lào Cai đã thực sự đi vào cuộc sống của người dân Si Ma Cai, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội từng xã, từng thôn và từng hộ gia đình đang đổi thay rõ nét, đời sống văn hóa tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, kinh tế văn hóa, xã hội phát triển, giao thông đi lại thuận tiện, thuận lợi cho việc giao thương phát triển hàng hóa của người dân, người dân được tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất và chăn nuôi. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Tuy nhiên đây mới chỉ là năm thứ 3 huyện Si Ma Cai triển khai thực hiện nghị quyết 22 của tỉnh ủy Lào Cai, Huyện Si Ma Cai đang triển khai rất nhiều  giải pháp đồng bộ để dần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Những năm tiếp theo huyện Si Ma Cai rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, sự hỗ trợ từ phía Tỉnh ủy Lào Cai, các sở ban ngành của tỉnh, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt là sự chung tay góp sức của các cấp các ngành từ huyện đến xã, sự đồng thuận từ phía người dân, để huyện Si Ma Cai sớm thực hiện thắng lợi mục tiêu nghị quyết  22 đề ra./.

Thanh Nhàn 

Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1