Những bước đột phá trong nông nghiệp ở Si Ma Cai

Là huyện thuần nông, tài nguyên, khoáng sản nghèo nàn, diện tích đất đai có thể canh tác nông lâm nghiệp ít, mật độ dân số cao, lại khá xa trung tâm tỉnh lỵ, mặt bằng dân chí không đồng đều, người dân ngại thay đổi tập quán canh tác, là những thách thức đặt ra trước bài toán nâng cao thu nhập cho người nông dân.

 Nhận thức rõ những khó khăn đó cấp ủy, chính quyền các cấp và các ban ngành  từ huyện tới cơ sở đã không ngừng nghiên cứu, tìm tòi để vận dụng những chính sách ưu đãi của đảng  nhà nước và của tỉnh Lào Cai vào tình hình thực tế của từng xã, nhằm tận dụng tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Bằng việc khảo sát kỹ thổ nhưỡng, khí hậu, tập quán canh tác, vận dụng sáng tạo chủ chương trương, đường lối của đảng, chính sách ưu đãi của nhà nước, những năm qua, ngành nông nghiệp huyện si ma Cai đã tham mưu cho cấp ủy chính quyền huyện đưa nhiều loại giống, cây con mới, có năng xuất sản lượng cao vào sản xuất, thay thế các loại giống cho năng xuất và sản lượng thấp. Đồng thời đẩy mạnh công tác phối hợp với chính quyền cơ sở tuyên truyền, vận động người dân tham gia tập huấn, học hỏi tiến bộ khoa học, kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi. Xây dựng các mô hình trình diễn để bà con học tập làm theo, nhờ triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ mà nhiều loại giống cây, con mới đã được người dân đưa vào trồng đại trà trên đồng đất Si Ma Cai, những loại giống cây con này đang góp phần giúp bà con nông dân các xã thoát nghèo bền vững:

Đầu tiên phải kể đến cây tam thất, là loại dược liệu quý được đưa vào trồng thử nghiệm tại xã Sán Chải, với quy mô ban đầu gần 1ha, sau vài năm đã cho người dân một khoản thu hơn 1 tỷ đồng, đến nay loại cây này đã được nhân rộng tại xã Mản Thẩn, Nàn Sán với tổng diện tích 6,7 ha. Qua quá trình kiểm tra tại 4 điểm trên cho thấy: Tại vườn Mô hình đề tài: “Nghiên cứu mô hình nhân giống và trồng cây Tam thất” năm thứ 2 hiện cây đang sinh trưởng và phát triển tốt, không bị sâu bệnh hại, độ ẩm cũng như ánh sáng được duy trì đúng theo quy trình, tại mô hình các hộ gia đình tự trồng như gia đình anh Giàng Seo Chùa tại xã Mản Thẩn, Giàng Seo Sì xã Sán Chải cây tam thất đều phát triển tốt.

Loại cây  dược liệu thứ hai đang được người dân Si Ma Cai trồng là cây sa nhân tím ở xã Thào Chư Phìn, từ diện tích 200m2 ban đầu chỉ sau 3 năm giống cây này đã được mở rộng lên 6,8 ha, đây là loại cây rất thích hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu của xã. Đây là loại cây dễ trồng, dễ  chăm sóc, chỉ cần từ 2-3 năm trồng là đã cho quả. Mỗi năm cây cho thu hoạch 1 lần thường vào tháng 8 và 9 với giá cả dao động từ 190 - 200.000đ/kg quả tươi.

Thực hiện dự án phát triển cây dược liệu giai đoạn năm 2015 -2020 huyện Si Ma Cai đã mở rộng thêm diện trồng 18 ha cây đương quy tại 7 xã trên địa bàn huyện. Cây đương quy được đánh giá là phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của huyện, cây dễ trồng, dễ chăm sóc và ít sâu bệnh, theo tính toán 1ha cây phát triển tốt sẽ cho thu nhập khoảng 240 triệu. Tham gia trồng cây đương quy theo dự án WB, nhân dân được hỗ trợ 100% giống cây,  hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cho  tới khi thu hoạch.

Đến thăm gia đình ông Tráng A Chảo, thôn Cán Chư Sử xã Cán Cấu huyện Si Ma Cai, năm 2016 ông trồng được 1ha cây đương quy, thu được 6 tấn củ, bán với giá bán 50 nghìn đồng/kg gia đình ông thu về 300 triệu đồng.

Ông cho biết cây đương quy được trồng từ hạt, cây ưa đất tơi xốp, nên trước khi trồng phải xử lý đất thật kỹ, bón lót một lượng phân chuồng phù hợp, rồi đánh luống rộng chừng 1,5m. Cây trồng cách nhau 20 cm, hàng cách hàng 30 cm để cây có không gian phát triển củ rễ. Trồng đương quy nhàn hơn so với trồng ngô và lúa bởi đương quy chỉ cần làm cỏ khi cây còn nhỏ, sau 5 tháng khi cây bắt đầu có tán phủ kín đất, cỏ không mọc được thì chỉ cần tưới nước. Cây đương quy không cần nhiều phân bón, sau 1 năm trồngđã cho thu hoạch.

Bên cạnh cây dược liệu, năm 2016, huyện Si Ma Cai còn trồng được 83 ha cây dong, tập trung tại các xã Mản Thẩn, Sán Chải, Nàn Sán, Cán Cấu, bản Mế. Sín Chéng. Qua đánh giá của phòng nông nghiệp huyện năng xuất bình quân đạt 11 tấn/ ha, tổng sản lượng toàn vụ đạt 900 tấn. Từ năm 2013, huyện đã tập trung chỉ đạo người dân chuyển đổi diện tích đất hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây dong riềng, phân công cán bộ chuyên môn phụ trách từng xã phối hợp với khuyến nông xã tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho người dân.

Đến thăm hộ gia đình anh Vàng Seo Pao thôn Sảng Mản Thẩn, xã Mản Thẩn năm 2016 anh trồng trồng 0,5 ha cây dong riềng, thu được hơn 4 tấn củ tươi, bán với giá 2000 đông/kg gia đình anh thu về gần chục triệu đồng. Anh cho biết  so với trồng ngô và lúa thì trồng dong riềng dễ hơn và giá trị hơn, lại không mất nhiều công chăm sóc mà thu nhập nhiều hơn so với trồng ngô và lúa. Do năm nay anh chưa chú tâm vào chăm sóc nên sản lượng chưa được như ý muốn. Năm nay gia đình anh được doanh nghiệp về tận nơi thu mua và trả tiền trực tiếp anh vui lắm, dự kiến sang năm anh sẽ mở rộng diện tích lớn hơn nữa.

             Từ định hướng đúng đắn trong sản xuất nên năm 2016, nên giá trị sản xuất trên một đơn vị canh tác đã đạt 28 triệu đồng/ha. Tổng sản lượng lương thực của huyện đạt 21.560 tấn, bình quân lương thực đầu người trên 600 kg/ người/ năm, tăng 300 kg/ người/năm (gấp 2 lần) so với năm 2000.

Lồ Sinh.

Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1