Phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy trong công tác quản lý bảo vệ rừng

Theo thống kê, toàn xã Lùng Sui hiện có hơn 2000 ha diện tích đất lâm nghiệp, trong đó có 887,56 ha rừng, 418,4 ha rừng phòng hộ, 119,93 ha rừng sản xuất và 277 ha rừng ngoài quy hoạch Lâm nghiệp. Các nguồn lợi thu được từ phát triển kinh tế đồi rừng trong những năm qua đã và đang góp phần nâng cao thu nhập cho người dân tại các thôn trên địa bàn xã.

Được đánh giá là xã có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất huyện, với nhiều cánh rừng cổ thụ có những cây gỗ nghiến có niên đại đến 5-600 năm tuổi. Nhưng vẫn được người dân chăm sóc bảo vệ tốt. Đây chính là nhờ vào vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

Đảng ủy xã Lùng Sui luôn coi trọng công tác bảo vệ và phát triển rừng, coi đây là một trong nhiệm vụ trọng tâm của cấp ủy. Tại các cuộc họp giao ban hàng tuần việc quán triệt, triển khai các chủ trương của Đảng về công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Nhất là Chỉ thị số 13 của Ban bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, đều được triển khai, quán triệt đến tất cả đội ngũ cán bộ, đảng viên trong xã. Đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện của các đồng chí cán bộ, đảng viên. Với phương châm cán bộ đảng viên là những người tiên phong, gương mẫu thực hiện để người dân học tập và làm theo.

Thông qua những việc làm cụ thể của đội ngũ cán bộ, đảng, đã góp phần  nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm  của các hộ gia đình, cộng đồng dân cư,  và mọi tầng lớp dân đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Trên cơ sở nghị quyết của Đảng ủy, lãnh đạo các chi bộ đã trực tiếp chỉ đạo tại các buổi họp thôn, lấy ý kiến của quần chúng nhân dân, để bổ sung, hoàn thiện các hương ước, quy ước bảo vệ phát triển rừng tại các thôn trên địa bàn xã. Trong đó quy định rõ từng điều, khoản, hình thức xử lý các vi phạm, hình thức thưởng.

Trên cơ sở nghị quyết của chi bộ thôn, hương ước, quy ước của thôn, các đồng chí cán bộ, đảng viên trong thôn là những người đi đầu nêu gương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ, rừng sản xuất, tích cực trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ, bảo vệ rừng tái sinh tự nhiên, kịp thời ngăn chặn có hiệu quả, tình trạng thai thác rừng bừa bãi, dẫn đến suy thoái chất lượng rừng đặc biệt là với những diện tích rừng nguyên sinh rừng.

Đây là khu rừng cổ thụ tại thôn Lùng Sán, nhiều cây đại  cổ thụ có từ 500-600 năm tuổi. Đã từ  rất lâu rồi, người dân trong thôn coi  khu rừng này là tài sản quý của mỗi gia đình. Những hộ gia đình ở gần khu rừng tự nhận trách nhiệm chăm nom bảo vệ, coi như bảo vệ tài sản của gia đình. Còn với những cánh rừng xa khu dân cư, đều được giao cho cộng đồng thôn bản, nhóm hộ quản lý, mọi người dân trong thôn, xã đều nhận thức  rất rõ được sự cần thiết của việc bảo vệ, phát triển rừng.

Trao đổi với anh Vàng Seo Dìn, trưởng thôn Lùng Sán, tâm sự: về công tác  trồng và bảo vệ rừng ở đây, anh cho biết: từ đời ông, cha mình đã dạy mình là phải biết chân trọng, gìn giữ và bảo vệ rừng, rừng không chỉ cho nguồn nước để làm ra ngô, lúa, mà rừng còn cho mình bóng mát, giúp cho gia đình mình tránh được mưa lũ, nên bây giờ mình vẫn phải bảo ban con cháu tích cực trồng và bảo vệ rừng.

Một lý do rất đơn giản được trưởng thôn tuyên truyền vận động người dân trong thôn về công tác bảo vệ rừng. Đó là truyền thống có từ lâu đời của người dân vùng cao, được kế tục từ đời này sang đời khác qua lễ cũng rừng, được tổ chức hằng năm. Lễ hội này nhằm tuyên truyền cho bà con nhân dân về cách giữ rừng, trồng rừng mới, kể những câu chuyện điển hình về giữ rừng ở các địa phương khác, để mọi người hiểu biết được giá trị của rừng,  những lợi ích  mà rừng đem lại cho con người, ý nghĩa của việc bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính minh, người trong thôn minh.

Từ công tác tuyên truyền, vận động các cán bộ đảng viên đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân, trong chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định quản lý bảo vệ rừng.

Với nhiều giải pháp đồng bộ, của các cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị, xã Lùng Sui đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để cụ thể hóa chủ trương của Đảng các cấp về tăng cường công tác lãnh đạo quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, để mỗi người dân trên địa bàn thực sự coi rừng là tài sản quý.

 Người dân hiểu được, việc phát triển bảo vệ rừng sẽ góp phần điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội, bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng, sẽ mang lại sự no ấm cho con người. Từ đó người dân hiểu được những chủ chương, đường lối đúng đắn của đảng, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước từ đó tích cực hưởng ứng làm theo.

 Từ những lời nói, việc làm thiết thực của các đảng viên đã từng bước củng cố, niềm tin của nhân dân với đảng. Bởi vậy phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện để được đứng trong hàng ngũ của đảng tại xã Lùng Sui hiện nay đang là mong ước của  nhiều quần chúng ưu tú./.

Tiến Sỹ.

 

Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1