Xã Cán Cấu, đẩy mạnh phát triển cây dược liệu
    Xác định phát triển cây dược liệu phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng của xã, sẽ giúp cho người dân nâng cao thu nhập,  giảm nghèo bền vững. Những năm qua xã Cán Cấu đã đưa nhiều loại cây dược liệu vào trồng thử nghiệm, một số cây đã cho người dân nguồn thu nhập khá ổn định.  Hiện nay, trên địa bàn xã Cán Cấu có trên 30 hộ tham gia trồng các loại cây dược liệu, với tổng diện tích là 8 ha. Trong đó, cây đương quy là 3ha, cây tam thất là 2 ha, các loại cây dược liệu khác như khổ sâm, thảo quả… là 3 ha. Để thực hiện có hiệu quả các mô hình này, xã Cán Cấu đang triển khai nhiều giải pháp để đẩy mạnh phát triển diện tích trồng cây dược liệu. Chỉ tính riêng nguồn vốn của xã dành cho đầu tư cây dược năm 2019, là 500 triệu từ nguồn của nghị quyết 22. 
Mô hình trồng cây tam thất tại xã Cán Cấu
    Trao đổi với chúng tôi Anh Trương Văn Tiến, bí thư đảng ủy xã Cán Cấu cho biết: Cây đương quy hiện nay là loại cây khá phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của xã Cán Cấu, năng xuất, sản lượng cao, đã đem lại nguồn thu đáng kể cho nhiều hộ dân trong xã. 
    Năm nay xã Cán Cấu đang đưa vào trồng thử nghiệm 2 ha cây tam thất, ở thôn Mù Tráng Phìn và thôn Cán Cấu. Đến thời điểm này người dân đã cơ bản chuẩn bị song các điều kiện cần thiết như làm đất, kéo lưới che, chuẩn bị đủ lượng thực bì để rải mặt luống. Đến hết tháng 1 sẽ tiến hành trồng.
Chia sẻ với chúng tôi chị Ngải Thị Cống, thôn Chư Sang, xã Cán Cấu cho biết: với diện tích hơn 1000m2 trồng cây đương quy, mỗi vụ gia đình tôi thu hoạch trừ chi phí đầu tư ban đầu, cũng cho thu nhập trên 30 triệu đồng.  Nếu so với trồng cây ngô, cây lúa, thu nhập cao hơn gấp 10 lần, năm 2019 này, tôi tiếp tục mở rộng diện tích trồng loại cây này lên gần 1 ha.
    Gia đình ông Tráng A Chảo, thôn Cán Chư Sử đã trồng cây dược liệu được nhiều năm và đã có mức thu nhập khá cao từ cây dượng liệu. Năm nay, ông Chảo  mạnh dạn đầu tư  1 tỷ đồng, để trồng gần 1 ha cây tam thất. Ông biết tuy cây tam thất mặc dù có giá trị kinh tế cao, nhưng lại đòi hỏi kỹ thuật trồng và quy trình chăm sóc nghiêm ngặt hơn, chính vì vậy trước khi đầu tư vào trồng loại cây này,  ông đã dành nhiều thời gian tìm hiểu, học hỏi về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tam thất từ những người có kinh nghiệm. Đồng thời thuê một cán bộ kỹ thuật để hướng, theo dõi trong xuất quá trình triển khai trồng
Trao đổi thêm với chúng tôi ông Chảo cho biết: Trung bình mỗi  năm ông đã thu được  khoảng 300 triệu đồng từ trồng cây đương quy, so với các loại cây trồng truyền thống thì cây  dược liệu cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều. 
    Trong thời gian tới, xã Cán Cáu sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân, phát triển các loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao, tham mưu cho huyện ban hành cơ chế chính sách riêng, để hỗ trợ người dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế,  nhằm phát huy những lợi thế sẵn có tại xã,  giúp người dân vươn lên làm giàu trên chính  đồng đất quê hương. 
                                                                                                                                      Thào Loan + Tiến Sỹ

Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1