Khảo sát phế tích Thành cổ Lùng Thẩn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

          Ngày 01/4/2021, Bảo tàng tỉnh Lào Cai phối hợp với huyện Si Ma Cai tổ chức khảo sát thực địa phế tích Thành cổ Giàng Chẩn Mìn tại xã Lùng Thẩn. Tham dự có đồng chí Bùi Thị Hương - Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Lào Cai, đồng chí Lý Xuân Thành - Phó Chủ tịch UBND huyện, Lãnh đạo phòng Tài nguyên - Môi trường, phòng Văn hóa - Thông tin, Hạt kiểm lâm, Văn phòng HĐND-UBND huyện, Lãnh đạo UBND xã Lùng Thẩn cùng thành viên Đoàn khảo sát của Bảo tàng tỉnh Lào Cai.

Các đồng chí trong đoàn khảo sát thống nhất phương án khoanh vùng bảo vệ phế tích thành cổ Giàng Chẩn Mìn

Thành cổ Giàng Chẩn Mìn là một công trình kiến trúc quân sự được xây dựng bằng đá vào những năm giữa thế kỉ XIX. Đây là công trình quân sự khá độc đáo và cũng còn khá nguyên vẹn. Công trình phế tích thành cổ này được xây dựng nhằm chống giặc ngoại xâm cũng như quân phỉ rất hiệu quả. Công trình được chia làm nhiều đơn nguyên kiến trúc:

Đơn nguyên 1: Đó là đoạn thành chính dài khoảng 173m được vắt ngang giữa hai khe núi Láo Chín Sáng với núi Háng Chà (núi rừng âm u, linh thiêng ít người đến). Chính giữa khe núi là nơi thấp nhất và cũng chính là lối ra vào khu vực thành cổ, đơn nguyên này được chia làm 2 đoạn thành, đoạn ngắn từ cổng vào bên trái có chiều dài 27m chạy dọc đầu vào sườn núi Láo Chín Sáng. Đoạn này tường thành đã bị đổ nhiều chỉ còn những hàng kè đá cao 6m. Nhìn chung đoạn tường thành này đã bị đổ vì người dân lấy đá kè đất làm ruộng, làm nương rẫy. Nhưng dấu tích cơ bản vẫn còn khá cơ bản và còn khá nhiều nên có thể định hình phục dựng 1 cách hoàn chỉnh về sau.

Khu vực cổng thành và phế tích tường thành

Đoạn nguyên 2: Thành chính bắt đầu từ lối đi vào thành phía bên tay phải. Đoạn này khá nguyên vẹn và có chiều dài trên 150m được đấu vào sườn núi dốc của núi Chung Háng Chà. Trên mặt của thành nhiều đoạn được phủ lớp thực bì và đất nền có nhiều cây cối mọc trên đó. Do được xếp bằng đá và trải qua hằng trăm năm nên nhiều đoạn bị đổ khiến chiều cao tường thành thấp đi, tại đoạn cao nhất chỉ khoảng 1,6m và chiều cao chủ yếu là trên 1,2m. Đoạn thành này được xếp bằng đá tự nhiên tận dụng khu vực xung quanh. Đặc biệt do cho lựa chọn địa hình núi cao các sườn có độ dốc cao nên ở phía ngoài không thể nào vào được. Đá được xếp những hòn đá to ở phía dưới, cao dần lên là đá nhỏ dần. Với những nơi tiếp giáp có khe hở thì được chọn hòn đá có hình dạng phù hợp để xếp vào đó tạo nên độ kín cũng như độ chắc chắn của thành cổ. Như đã nói ở trên chủ nhân là người có con mắt chiến lược nên việc lựa chọn vị trí cũng như địa hình rất đặc trưng, phía trong thành lũy là ruộng, xung quanh là núi, các khe núi được xây dựng thành lũy chính vì vậy mà nhân dân xung quanh yên ổn. Trong thung lũng còn có một cái ao rất to và đó cũng là nguồn nước phục vụ nghĩa quân trong thời kháng chiến của nghĩa quân Giàng Chẩn Mìn. Để hiệu quả trong việc chiến đấu chống giặc ngoại xâm ông cho xây dựng nguyên đơn 1, nơi có vị trí xung yếu 1 đoạn thành đá lẫn đất. đoạn thành này có chiều dài 105m song song với đoạn 173m ở phía dưới chân thành. Đoạn thành này lại được chia thành 2 loại khác nhau trong đó có đoạn 65m được xếp đá kiên cố, đoạn phía trên được đắp đất. Thực trạng hiên nay thành kè đá còn khá kiên cố, điểm cao nhất 2,2m và khá chắc chắn. Phía dưới sát mặt đất chân thành khá rộng trung bình 1,2m tùy từng vị trí mà rộng hay hẹp. Kỹ thuật xếp đá rất đặc trung vì lợi dụng địa hình nên thành không xếp thành một đường thẳng mà có những đoạn nối liền với những khối đá tự nhiên. Tiếp đoạn thành đó là đoạn lũy đất dài 45m chạy ngược lên núi. Do vật liệu bằng đất vốn trải qua thời gian hằng trăm năm nên đoạn này chỉ còn hình dạng trên mặt đất cao khoảng 30 - 40cm.

Hình ảnh con rùa đá tại khu phế tích

Nguyên đơn 2: Để bảo vệ khu vực trong thung lũng, ông cho xây dựng 1 đoạn thành khác dài 50m nối từ núi Láo Chín Sáng sang 1 quả núi bên cạnh tạo lối vào trong thành bằng 1 cửa rộng trên 2m. Đoạn tường thành này cũng được xếp bằng đá tự nhiên dựa trên địa hình vốn có của núi. Những tảng, trụ đá được nối lại với nhau bằng các đoạn thành. Hiện trạng nhiều đoạn thành đã bị đổ, 1 số đoạn bị đổ phần trên. Nhìn chung về cơ bản vẫn định hình tất cả vì phần chân móng của của công trình quân sự này.

Hình ảnh mộ ông Giàng Chẩn Mìn

Mộ của ông Giàng Chẩn Mìn: Ông là người khởi xướng xây dựng thành cổ này, ông cùng nhân dân trong vùng xây dựng khu vực thành lũy chống giặc ngoại xâm, chống phỉ phương bắc (Lưỡng Quảng) cho nhân dân nơi đây yên ổn làm ăn và ông mất năm 1854. Yêu quý và kính phục, nhân dân Seng Sui chôn cất ông ngay trong thành lũy cổ. Ngôi mộ dài 7,5m, cao 2,2m, rộng 5,0m. Hướng nhìn sang phía Bắc (Trung Quốc). Cửa mộ được làm bằng những tấm đá gép lại trên đó được khắc chữ Nho, trên cửa tạo mái có trang trí hoa văn chằn dải và hoa Cúc.

Để tiếp nối sự nghiệp Giàng Chẩn Mìn thì sau gần 40 năm thì Giàng Chẩn Hùng lại tổ chức quần chúng nhân dân đứng lên chống thực dân Pháp chống phá. Nhờ đó mà nhân dân vùng này tạm thời yên ổn làm ăn, ông tổ chức nhân dân tu sửa xây dựng lại thành cổ Giàng Chẩn Mìn, đồng thời cũng tiến hành rèn đúc vũ khí như giáo mác, súng kíp… để chống giặc. Tuy nhiên sự tương quan lực lượng cũng như trang bị vũ khí nên đến năm 1894 ông không giữ được thành, cuộc khởi nghĩa đã thất bại. Giàng Chẩn Hùng mất năm 1896./.

Lê Thanh Nghị 

1 2 3 4 5  ... 
Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1