Trường PTDTBTTH số 1 xã Sín Chéng nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giao dục toàn diện

Trường đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm 2007, duy trì các năm 2013, 2018,  Đạt kiểm định chất lượng cấp độ 3 năm 2016, Cùng với các đơn vị trường trong xã, Duy trì PCGD Tiểu học mức độ 3 các năm 2016,2017, 2018, 2019. Chi bộ được xếp loại Chi bộ trong sạch vững mạnh năm 2016, 2017, xếp loại Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2018, 2019. Tập thể nhà trường được UBND tỉnh tặng cờ thi đua năm 2018, tặng bằng khen năm 2019. Công đoàn nhà trường được Liên đoàn Lao Động tỉnh lào Cai  tặng Bằng khen 2 năm liền 2017-2018, 2018-2019, Đội thiếu niên đạt Liên đội mạnh cấp huyện 2017-2018, Liên đội mạnh cấp tỉnh 2018-2019. Trường tham gia thi “Sách ảnh giới thiệu và tuyên truyền về các hoạt động giáo dục Tiểu học Lào Cai”  đạt giải nhất cấp tỉnh năm học 2018-2019, làm video tuyên truyền phòng chống dịch bệnh đạt giải nhất toàn quốc do unicef tổ chức năm 2020. Trong 5 năm có 9 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi chuyên đề Song ngữ cấp tỉnh, 01 GV trẻ tài năng cấp tỉnh, 05 GV dạy giỏi cấp huyện, Hiệu trưởng tham gia thi Người đứng đầu cơ sở làm theo lời Bác cấp huyện đạt giải Ba.

Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học luôn đạt 100%; Tỷ lệ hoàn thành chương trình lớp học luôn đạt 98% trở lên, Học sinh tham gia các cuộc thi, giao lưu các cấp luôn đạt giải cao như: Thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng đạt giải Nhì Quốc gia năm 2018, giải Nhất Quốc gia năm 2019, Thi Aerobic cấp huyện đạt giải nhất năm học 2018-2019, thi vẽ tranh về môi trường cấp tỉnh đạt 2 giải nhì, 2 giải ba. Mô hình " Trường học đa văn hóa gắn với cộng đồng thân thiện vì trẻ em" đã huy động tốt sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động của nhà trường góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa địa phương. Được đón đoàn làm việc của Unicef, Hempel được Bộ GD&ĐT đánh giá cao, được các trường trong tỉnh tham quan học hỏi.

          Trường có đến 98% học sinh là người dân tộc thiểu số, nhưng những năm qua tập thể nhà trường luôn đoàn kết, cố gắng, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Với đặc thù của trường  một trường vùng cao, nên việc duy trì tỷ lệ học sinh chuyên cần luôn là bài toán nan giải với thầy cô giáo. Bằng nhiều giải pháp như tham mưu cho cấp ủy, chính quyền đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nhận thức rõ ý thức, trách nhiệm trong việc đưa con em mình đến trường. Đồng thời chung sức cùng nhà trường, đóng góp ngày công, tiền của xây dựng cơ sở vật chất, phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của học sinh và giáo viên.

Với phương châm lấy người học làm trung tâm kết hợp với việc tổ chức dạy học song ngữ “ Mông - Việt” đã giúp cho học sinh tiếp thu bài tốt hơn. Xây dựng kết hoạch hoạt động chuyên môn từng năm học, kỳ học và từng tháng cụ thể, chỉ đạo tới toàn thể giáo viên trong nhà trường thực hiện, dạy đủ các môn học, đúng chương trình, kế hoạch, đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng, lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức phù hợp với từng đối tượng học sinh để đảm bảo chất lượng dạy và học, đáp ứng khả năng nhận thức và yêu cầu phát triển trong điều kiện thực tế của xã. Ngoài các môn học đúng theo chương trình, đội ngũ giáo viên nhà trường còn lựa chọn nội dung  phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp để tăng cường phụ đạo cho học sinh vào các buổi chiều trong tuần. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phù đạo học sinh yếu.

Ngoài việc học kiến thức, các em học sinh còn được các thầy, cô giáo tận tình chăm sóc, dạy bảo kỹ năng sống như: cách làm vệ sinh cá nhân, dọp dọn nhà cửa, trồng rau, nuôi lợn, cách làm các món ăn đơn giản, cách ứng xử phù hợp trong giao tiếp hàng ngày. Học sinh được trú trọng giáo dục nâng cao năng lực, phẩm chất và kỹ năng sống. Giáo dục ý thức tự chăm sóc sức khỏe cho học sinh, giáo dục các em cách ăn măc gọn gàng và sạch đẹp mát về mùa hè, ấm về mùa đông, ăn uống để bảo vệ sức khỏe của mình. Tổ chức các hoạt động giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi học sinh như: rửa mặt, chải tóc, rửa tay với xà phòng, giao tiếp...Tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo; học sinh tự tin, có kỹ năng chia sẻ, diễn đạt và ứng xử nhanh trong học tập, giao tiếp.          

          Ngoài giờ lên lớp nhà trường còn phối hợp với hội phụ huynh học sinh, mời các nghệ nhân  trong thôn,  xã đến để dạy các em  phong tục tập quán, các nhạc cụ dân tộc truyền thống đặc sắc nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình. Chỉ bảo các em học các cách thêu thổ cẩm, dạy các nhạc cụ dân gian như múa khèn, múa ô, mời nghệ nhân dạy màn đồng diễn múa gậy sinh tiền cho học sinh toàn trường.

Nhà trường phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể  trong xã để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, đạo đức, lối sống, pháp luật, nghệ thuật, thể dục thể thao cho học sinh. Đặc biệt trú trọng giáo dục học sinh biết yêu quý và có ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc của mình, như sưu tầm sản vật, trang trí phòng học đậm  bản sắc địa phương để phục vụ cho công tác giáo dục học sinh, động viên khuyến khích giáo viên học sinh mặc trang phục dân tộc vào thứ 2 hàng tuần,  Trong các giờ học ngoại khóa, các thầy cô giáo còn thường xuyên cho các em làm đồ dùng dạy và học bằng vật liệu có sẵn ở địa phương.

          Bằng nhiều giải pháp tích cực, hiệu quả  nên trong những năm qua, chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ học sinh khá giỏi năm học sau luôn cao hơn năm học trước. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt trên 64%, không có học sinh yếu. trong các kỳ thi cấp tỉnh, cấp huyện. Phụ huynh học sinh rất tin tưởng vào công tác giáo dục của nhà trường.

          Với nhiều cách làm sáng tạo, trường PTDTBTTH số 1 xã Sín Chéng đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ  trong nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng cao. Đây đang là điểm sáng trong công tác giáo dục để các trường trong huyện học tập và làm theo./.

 Ngô Đình Nam

1 2 3 4 5  ... 
Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1