Xây dựng thương hiệu cho mô hình vịt Sin chéng

Giống vịt Sín Chéng vừa là đặc sản, vừa là sản phẩm riêng biệt được rất nhiều người biết đến. Hiện xã Sín Chéng đang triển khai nhiều giải pháp để  nâng cao thương hiệu cho loại hàng hóa  đặc biệt này.

Đây  là gia đình chị Sùng Thị Xua ở thôn Sín Chải xã Sín Chéng huyện Si Ma Cai đã nhiều năm chăn nuôi giống vịt bản địa này. Hiện đàn vịt nhà chị có 250 con. Chị xua cho biết, việc chăm sóc giống vịt này không khó, thức ăn chủ yếu là ngô hạt và phải được chăn thả ở nơi có nước. Nói về vấn đề này chị Sùng Thị Xua ở thôn Sín Chải xã Sín Chéng cho biết: Những năm trước đây gia đình tôi chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ, mỗi lần chỉ nuôi 20-30 con để lấy trứng, trung bình mỗi buổi sáng, gia đình tôi thu đước 15-20 quả trứng, từ việc bán trứng, mỗi tháng cũng cho gia đình tôi thu nhập gần 3 triệu đồng, tôi thấy nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao

Gắn bó với nghề chăn nuôi vịt thả đồng từ khi còn nhỏ, nhận thấy nhu cầu mua trứng vịt hiện nay là rất cao. Khi xã có dự án xây dựng và bảo tồn giống vịt địa phương, anh Thào A Sàn, thôn Sín Chải, xã Sín Chéng đã mạnh dạn đăng ký nuôi 300 con. Anh đã đầu tư trên 20 triệu đồng xây dựng nhà trại,  quyết tâm chuyển sang phát triển mô hình chăn nuôi vịt đẻ trứng. Để hạn chế rủi ro, dịch bệnh và đặc biệt là rút ngắn thời gian trong quá trình chăn nuôi.  Đến thời điểm này  Lứa vịt đầu tiên khá thành công, con nhỏ đã được 1kg, con lớn cũng được trên 2 kg. Anh Sàn cho biết, nuôi vịt đẻ trứng không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải tuân thủ đúng các yếu tố kỹ thuật, đặc biệt là khâu chọn giống, chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh. Bên cạnh đó, do thời tiết thay đổi thất thường ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ của vịt nên nền chuồng phải cao ráo, bằng phẳng, thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông mới cho năng suất cao nhất. Tùy theo quá trình chăm sóc mà vịt có thể đẻ trứng liên tục trong vòng hai năm.

Gia đình anh Lùng Văn Lưởi cũng là một trong những hộ khá lên nhờ phát triển mô hình chăn nuôi vịt đẻ trứng. Sau hơn 3 tháng  tham gia mô hình chăn nuôi, đến nay đàn vịt của gia đình đang phát triển khá tốt. anh chho biết, việc phát triển mô hình chăn nuôi vịt đẻ trứng phải đối mặt với nhiều rủi ro do, những năm gần đây dịch bệnh trên đàn gia cầm thường xuyên bùng phát khiến nhiều người chăn nuôi lao đao. Do vậy, việc phòng ngừa dịch bệnh luôn được anh thường xuyên chú trọng. Đặc biệt, anh thường xuyên quan sát độ linh hoạt của vịt, nếu vịt có biểu hiện lạ thì kịp thời cách ly để theo dõi, tìm cách xử lý.

Thôn Sín Chải xã Sín Chéng có trên 100 hộ dân thì nhà nào cũng nuôi vịt. Có những gia đình nuôi nhiều đến vài trăm con. Hiện tổng đàn vịt trên địa bàn xã Sín Chéng có khoảng hơn 10.000 con. Với giá bán ổn định 120.000 đồng/kg vịt thịt, từ 6.000 đến 7.000 đồng/quả trứng, vịt Sín Chéng đã giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo từ nuôi vịt.

Theo đánh giá của Viện chăn nuôi quốc gia, ưu điểm của vịt Sín Chéng là trọng lượng lớn, thịt ngọt, quả trứng to, tỷ lệ lòng đỏ cao nên rất được thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên nguồn cầu lớn nhưng cung vẫn chưa thể đáp ứng, bởi những khó khăn trong việc chăn nuôi và phát triển đàn vịt quý này. Ông Vũ Văn sơn,  Chủ tịch UBND xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai cho biết.

Việc bảo tồn và phát triển vịt Sín Chéng là một trong những hướng giúp bà con vùng cao Si Ma Cai có nguồn thu nhập ổn định, xóa nghèo và làm giàu. Đây là hướng phát triển kinh tế có nhiều triển vọng, giúp nhiều hộ gia đình nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, để phát triển người chăn nuôi cần phải có một kiến thức nhất định, tỉ mỉ trong chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh… mới phát triển mô hình này hiệu quả, lâu dài./.

Đình Nam-Tiến Sỹ.

 

Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1