“Thắng Cố” món ăn truyền thống, đặc sản Si Ma Cai.

Chúng tôi tới thăm gia đình ông Sùng Seo Hòa, dân tộc Mông, xã Si Ma Cai, một người nổi tiếng là nấu món thắng cố ngon nhất ở Si Ma Cai, mặc dù ông chỉ nấu món này được 30 năm. Chúng tôi đến vào  đúng lúc gia đình ông đang chuẩn bị các nguyên liệu, để chế biến món thắng cố cho phiên chợ sáng ngày chủ nhật.

Trò chuyện với ông tôi  được biết: món ăn này ra đời cách đây gần 200 năm, đã được truyền từ đời ông cha đến nay, món ăn này là  mốn ăn đặc trưng của người Mông ở vùng núi Tây Bắc. Sau này món Thắng cố dần được các dân tộc anh em khác học làm theo. Theo ông để có một nồi Thắng cố thơm ngon, ngay từ khi lựa chọn nguyên liệu cũng rất cầu kỳ. Thực phẩm chính là thịt và nội tạng  để chế biến  món ăn này có thể là thịt ngựa, thịt bò, thịt trâu, nhưng phải đẩm bảo ngon, được chế biến sạch, sẽ. Sau đó chúng được thái nhỏ thành miếng. Tẩm ước đầy đủ các loại gia vị để một thời gian cho gia vị đủ ngấm vào thịt rồi mới được cho nên bếp lửa sào. Sử dụng bếp lửa than phải “rực hồng”, dùng một cái chảo lớn, cho tất cả các  loại thịt đã tẩm ướp  vào chảo cùng lúc, xào lăn, và phải dùng chính loại mỡ có trong thịt để xào, không  dùng thêm mỡ ở ngoài. Khi miếng thịt se se cạnh, thì sẽ đổ nước vào chảo và cứ thế  tiếp tục đun sôi sùng sục vài tiếng đồng hồ. Để nồi nước của chảo thắng cố thơm ngon, ông phải nấu rất chu đáo, gạt từng muỗng bọt trong suốt quá trình nấu để nước trong. Các bộ phận như lòng, tim, gan, tiết, thường được cho vào sau cùng. Gia vị  để nấu món này chủ đạo là  muối, thảo quả, hoa hồi, sả, quế.  Khi thưởng thức món ăn  này nhất định phải nóng, mới cảm nhận được các hương vị đặc trưng và quyến rũ. Đặc biệt hơn nữa để có thể cảm nhận hết được hương vị thơm ngon của món Thắng dungfphair đi cùng món nước chấm đặc trưng, ở mỗi vùng miền nước chấm thắng cố được chế biến một cách khác nhau, còn đối với Si Ma Cai nước chấm được chế biến theo một công thức khá riêng biệt mà lại rất dễ làm, để làm nước chấm người ta sẽ dùng lá cây  thắng cố, kết hợp với ớt tươi, ớt khô, muối, hạt tiêu, hạt rổi giã cho nhuyễn sau đó trộn đều là có thể dùng được.

Bên những chảo thắng cố bốc hơi nghi ngút, thơm lừng như chào mời các du khách đến thưởng thức. Các chàng trai cùng nâng chén rượu ngô nồng nàn,  đây là dịp để  mọi người cùng nhau tụ họp, sau một tuần lao động vất vả, cùng hàn huyên, trò chuyện, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, chia sẻ những kinh nghiệm trong cuộc sống,  đời thường. “Thắng cố” không chỉ mang đậm hương vị ẩm thực vùng cao, nó còn gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nơi đây.  

Từ nhiều năm nay, huyện Si Ma Cai đang tìm nhiều giải pháp để thúc đẩy ngành dịch vụ du lịch, trên cơ sở phát huy những tiềm năng thế mạnh của địa phương, nhất là bảo tồn những giá trị văn hóa của đồng bào vùng cao. Ngày nay đến với Si Ma Cai, ngoài việc được chiêm ngưỡng những nét đẹp hoang sơ của núi rừng Si Ma Cai, những con đường trải trắng màu hoa Trẩu, và chiêm ngưỡng những bộ trang phục thổ cẩm mang đậm bản sắc của đồng bào  vùng cao, du khách còn có cơ hội được thưởng thức những món ẩm thực mà chỉ vùng cao mới có như: Thắng cố ngựa,  lợn đen, gà đen, vịt Sín Chéng, rau cải nương.

Cùng với khí hậu trong lành con người thân thiện, hy vọng rằng dịp nghỉ lễ này Si Ma cai sẽ là điểm đến của nhiều du khách gần xa./.

Thanh Nhàn - Phương Anh.

 


Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1