CĐS HIỆU QUẢ CẦN THU HẸP KHOẢNG CÁCH THÔN LÕM SÓNG, ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
Kết quả việc thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số (CĐS) quốc gia của các bộ, ngành, thành phố, địa phương, đơn vị trong 3 tháng đầu năm 2024 đã được đẩy mạnh. Hiệu quả ghi nhận trên cả ba trụ cột chính phủ số, kinh tế số và xã hội số (KTS-XHS).

Đồng thời, ghi nhận những kết quả tích cực đạt được từ các đơn vị trên các lĩnh vực, khía cạnh: Đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) trên cơ sở liên thông điện tử, tái sử dụng dữ liệu; tăng cường ứng dụng công nghệ số; sử dụng thí điểm các trợ lý ảo; quyết liệt thực hiện quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử… Đó là một đánh giá quan trọng của Bộ TT&TT trong Quý I năm 2023 đối với công tác này.

Các doanh nghiệp (DN) đã sử dụng nền tảng quản trị DN đạt 70%

Đến nay, đã có nhiều đơn vị thực hiện, ban hành chính sách quan trọng phục vụ CĐS như về: Quy định mức thu phí, lệ phí đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT); miễn, giảm phí, lệ phí thực hiện DVCTT (51/63 địa phương); đẩy mạnh việc kết nối nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP)…

Các đơn vị đã đẩy mạnh thực hiện 53 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06, trong đó điển hình: Bộ Công an, đã hoàn thành, cung cấp 23/25 dịch vụ công công thiết yếu được thực hiện toàn trình, 2 dịch vụ công liên thông (100%), thông báo lưu trú (99,98%) và đơn vị đã cấp trên 86 triệu thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp, thu nhận trên 74,48 triệu hồ sơ định danh điện tử, kích hoạt rên 53,25 triệu tài khoản; Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh giải pháp triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đối với dịch vụ ăn uống, chống thất thu thuế, thất thu ngân sách.

CĐS hiệu quả cần thu hẹp khoảng cách “thôn lõm sóng”, “thôn đặc biệt khó khăn".

Đặc biệt, đến nay, theo Bộ TT&TT, số lượng văn bản điện tử gửi, nhận qua Trục liên thông quốc gia là 2.631.574 văn bản (Gửi: 439.988 văn bản, nhận: 2.191.586 văn bản), gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2023; Hệ thống thông tin (HTTT) báo cáo quốc gia, Trung tâm thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kết nối, liên thông các HTTT báo cáo, các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia, CSDL chuyên ngành của 15 bộ, cơ quan, tập đoàn, tổng công ty nhà nước và 63 địa phương để cung cấp thông tin, dữ liệu…

Hơn nữa về kết quả việc thực hiện nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực CĐS luôn được tăng cường, chú trọng, thường xuyên. Đồng thời, công tác đảm bảo an toàn an ninh mạng cũng luôn được đẩy mạnh, thực hiện hiệu quả. Bộ TT&TT đã ban hành văn bản hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương rà soát, đánh giá đáp ứng các tiêu chí an toàn, an ninh mạng bảo đảm an toàn thông tin mạng theo Đề án 06.

Một nội dung quan trọng nữa được Bộ TT&TT nhấn mạnh chính là kết quả tình hình thực hiện phát triển KTS-XHS đã hướng đến các mô hình sử dụng công cụ, nền tảng số, trong đó: Các DN đã sử dụng nền tảng Quản trị DN đạt tới 70%, nền tảng nghiệp vụ chuyên ngành du lịch, vận tải... là 20%; nền tảng khách hàng và thị trường là 8%. Tuy nhiên các loại nền tảng khác về an ninh an toàn, tư vấn giáo dục... mới chỉ là 2%.

CĐS giúp số hoá các ngành kinh tế

Mặc dù, trong những kết quả tích cực chung ghi nhận nêu trên, Bộ TT&TT cũng nêu một số tồn tại, vướng mắc của các đơn vị hiện nay: Vẫn còn 06 bộ, ngành và 07 địa phương chưa ban hành kế hoạch thực hiện CĐS năm 2024; khối lượng công việc liên quan đến lĩnh vực CĐS ngày càng nhiều nhưng số lượng công chức ít (đặc biệt là ở cấp huyện, cấp xã), khó đảm đương hết các nhiệm vụ được giao với chất lượng chuyên môn cao; sự chênh lệch về thu nhập giữa cơ quan nhà nước và DN dẫn đến việc nhiều cán bộ CNTT trong các cơ quan nhà nước, xin nghỉ việc, chuyển công tác; hạ tầng số phục vụ CĐS chưa phát triển đồng đều, vẫn còn 1.050 thôn lõm sóng và 815 thôn đặc biệt khó khăn…

Trước những tồn tại, hạn chế nêu trên, theo Bộ TT&TT trong thời gian tới, các đơn vị cần tập trung: Tổ chức triển khai ngay các nhiệm vụ được giao thực hiện Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về CĐS năm 2024 sau khi Kế hoạch được phê duyệt; khẩn trương tổ chức triển khai các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 02/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030; nâng cấp HTTT giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh; hoàn thành kết nối Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên HTTT giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh với Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Cùng với đó, cần tăng cường tổ chức các hội nghị tập huấn nghiệp vụ, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, viên chức và người dân về CĐS, tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn toàn quốc về phát triển dữ liệu quốc gia, chuyên ngành, phân tích xử lý dữ liệu cho các bộ, ngành, địa phương…

Cũng trong thời gian tới, việc phủ sóng đối với các thôn lõm sóng, phát triển hạ tầng số sẽ được đẩy mạnh triển khai theo chương trình viễn thông công ích giai đoạn đến 2025 đã được phê duyệt tại Quyết định số 2269/QĐ-TTg ngày 31/12/2021, đồng thời tập trung đẩy mạnh việc phối hợp với các DN, ngành điện lực thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, mục tiêu.

Đặc biệt, các đơn vị có liên quan cần phối hợp rà soát, nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về dịch vụ Mobile Money cũng như đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ thực hiện CĐS theo chủ đề CĐS năm 2024 “Phát triển kinh tế số với 04 trụ cột: Công nghiệp CNTT - số hóa các ngành kinh tế - quản trị số - dữ liệu số”, Bộ TT&TT đề xuất./.

Theo Tạp chí Thông tin & Truyền thông

Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1