Hội nghị đầu bờ, đánh giá mô hình thử nghiệm thâm canh mận Tả van tại huyện Si Ma Cai

    Vừa qua, Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Lào Cai đã phối hợp với UBND xã Lùng Thẩn tổ chức Hội nghị đầu bờ, đánh giá mô hình thử nghiệm thâm canh mận Tả Van Si Ma Cai. 

 

     Dự Hội nghị có lãnh đạo xã Lùng Thẩn, lãnh đạo phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện, Sở Khoa học Công nghệ, Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Lào Cai, Chuyên gia  tư vấn, các doanh nghiệp, HTX và đại diện các hộ dân tham gia mô hình.

anh tin bai

Quang cảnh hội nghị

    Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe đại diện nhóm nghiên cứu đề tài trình bày dự thảo báo cáo đánh giá kết quả nghiên cứu đề tài, kết quả thực hiện mô hình và giới thiệu khái quát về các tiêu chuẩn, yêu cầu, quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Vietgap) và các yêu cầu của tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam, trong khuôn khổ của đề tài "Nghiên cứu  ứng dụng phân bón hữu cơ sinh học và hữu cơ khoáng, tổ chức sản xuất theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao giá trị mận Tả Van ở huyện Si Ma Cai,  tỉnh Lào Cai”.
    Mô hình được triển khai từ năm 2023, với quy mô 20 ha thâm canh tổng hợp mận Tả Van (15ha áp dụng đạt tiêu chuẩn Vietgap/10 hộ và 5ha đạt tiêu chuẩn hữu cơ Quốc gia/10 hộ) tại xã Lùng Thẩn, huyện Si Ma Cai.

anh tin bai
anh tin bai

Đánh giá mô hình thử nghiệm thâm canh mận Tả van tại huyện Si Ma Cai

 

      Qua kết quả nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp (Bón phân hữu cơ Lào Cai cân đối hợp lý theo từng chu kỳ sinh trưởng phát triển của cây, kết hợp việc đốn tỉa tạo tán, tỉa quả, giúp cho cây sinh trưởng tốt, hạn chế sâu bệnh rõ rệt, năng suất cao gấp 5 lần so với đối chứng, chất lượng của quả mận Tả Van được cải thiện rõ rệt, quả to, chín đều, ngọt.
    Qua kết quả theo dõi mô hình cho thấy năng suất mận Tả Van năm 2024 bình quân đạt 25- 30kg/cây như hộ gia đình ô Hảng A Chùa, thậm chí có hộ gia đình ông  Hảng A Sủ năng suất đến 50kg/cây, năng suất bình quân đạt từ 80 – 100 tạ/ha, cao gấp nhiều lần so với năng suất bình quân chung của toàn huyện (29,5 tạ/ha), cao gấp 5 lần so với đối chứng (gia đình ông Hảng A Phổng, chỉ đạt bình quân 5-6 kg/cây, tương đương 20 tạ/ha).
    Tình hình sâu bệnh hại đã được cải thiện rõ rệt. Nhờ được áp dụng các biện pháp kỹ thuật bón phân hữu cơ, tỉa cành hạn chế sâu bệnh nên chất lượng quả cũng cải thiện rõ rệt, quả chín đều, đẹp mã, ngọt đậm, độ chua giảm hơn, vỏ quả sáng, mẫu mã đẹp, độ Brix cao hơn hẳn so với đối chứng. 
Tại Hội nghị, các ý kiến thảo luận, đặc biệt ý kiến của bà con nông dân tham gia mô hình đã khẳng định mô hình đạt cao hiệu quả, ưu điểm của mô hình đem lại rất rõ rệt, đồng thời mong muốn mô hình tiếp tục được duy trì và nhân rộng các thôn, xã trong huyện trong những năm tiếp theo.
    Cùng ngày các đại biểu và bà con nông dân tham gia mô hình đã tiến hành thăm quan trải nghiệm tại vườn của các hộ gia đình tham gia mô hình./.

 
Vũ Chiến - Giàng Măng
Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1