Tổ trưởng dân vận miệng, nói tay làm

Trao đổi với tôi anh cho biết: Đối với người dân vùng cao nói chung, bà con không thích mình nói nhiều, mình nói phải có nhân chứng, việc làm cụ thể bà con mới tin và làm theo. Vì vậy mỗi khi có chủ chương, chính sách mới mình phải nghiên cứu thật kỹ, tìm những điều cốt yếu nhất để truyền đạt cho bà con, bản thân mình và gia đình mình phải gương mẫu thực hiện trước. Cụ thể như việc anh vận động bà con làm chuồng nuôi nhốt, gia súc cũng khá vất vả. Sín Chéng là xã được huyện chọn làm xã thí điểm thực hiện đề án chăn nuôi,  việc đầu tiên là phải có chuồng đảm bảo vệ sinh, trồng  cỏ làm thức ăn cho trâu, bò đó là việc rất bình thường đối với nhân dân vùng thấp. Thế nhưng thôn vùng cao với 100% đồng bào là dân tộc Mông thì việc vận động nhân dân làm chuồng trâu kiên cố, xa nhà là  một công việc rất khó khăn.

Để làm gương cho bà con, anh Phà và một số cán bộ thôn tiên phong làm chuồng trâu, lợn kiên cố xa nhà , rồi kiên trì giải thích cho bà con hiểu. Từ đó, một hộ, hai hộ, rồi nhiều hộ khác cũng làm theo. Đến nay từ một thôn hầu như không hộ nào có chuồng nhốt gia súc kiên cố, đến nay thôn Bản Kha đã có gần 100% hộ dân làm được chuồng trâu, chuồng lợn xa nhà, đảm bảo “3 cứng”  nền cứng, tường cứng, mái cứng. Với phong cách luôn sâu sát, gần gũi, gắn bó với nhân dân và miệng nói tay làm, nhiều năm nay anh được bà con nhân dân tín nhiệm bầu làm trưởng thôn. Ngoài tích cực với công việc của thôn anh Phà còn là một người sản xuất, chăn nuôi giỏi, hiện nay  trong chuồng nhà anh có 6 con trâu tuy chưa bán, nhưng tính sơ sơ cũng cầm chắc lãi hàng chục triệu đồng. Ngoài nuôi trâu, Giàng A Phà còn nuôi lợn đen, trồng ngô, lúa giống mới, mỗi năm, gia đình anh thu được trên 100 bao ngô, gần 50 bao thóc, vừa để ăn, vừa để phục vụ chăn nuôi. Không chỉ làm giàu cho gia đình, Trưởng thôn Giàng A Phà còn nhiệt tình tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm chăn nuôi cho bà con. Hiện, trung bình mỗi hộ dân ở Bản Kha có 2 con trâu. Trong đó, 15 hộ dân có từ 4 con trâu, bò trở lên. Tiêu biểu về nuôi trâu thịt là các hộ: Giàng A Pùa, Ma A Sẩu, Ma A Náo, Ma A Chơ… Để có nguồn thức ăn dự trữ cho trâu, Giàng A Phà vận động bà con tích trữ rơm sau vụ gặt và tận dụng diện tích đất bỏ không để trồng 10 ha cỏ VA06, nên mùa đông cũng không lo đàn trâu thiếu cỏ. Cùng với vận động bà con phát triển chăn nuôi đại gia súc, anh còn định hướng cho các hộ dân trong thôn chăn nuôi vịt đẻ để bán trứng.

So với các thôn, bản khác trên địa bàn xã Sín Chéng, thì Bản Kha là một trong những thôn nhiều năm được công nhận là thôn văn hóa tiêu biểu. Lần đầu tới Bản Kha, tôi rất ngạc nhiên vì bầu không khí trong lành ở nơi đây, các tuyến đường bê tông sạch sẽ. Tìm hiểu thêm được biết, trong 4 năm qua, được sự hỗ trợ của Nhà nước, bà con thôn Bản Kha hiến đất, góp công sức đổ bê tông 1,5 km đường trục thôn và 300 m đường liên gia, ngõ xóm. Có đường đẹp đi lại thuận tiện rồi, cứ thứ 6 hằng tuần, bà con trong thôn tự giác “ra quân” quét dọn đường, thu gom rác thải để xử lý. Hiện 70% số hộ đã có nhà tiêu hợp vệ sinh, trong đó 30 hộ có nhà tiêu kiên cố. Năm 2015, Bản Kha có 79 hộ đạt danh hiệu Gia đình văn hóa, thôn Bản Kha  4 năm liền được công nhận là thôn văn hóa tiêu biểu. Trong những thành tích đó đều thấy hình ảnh của Trưởng thôn Giàng A Phà, Tổ trưởng tuyên vận gương mẫu và tích cực miệng nói tay làm./.

Đình Nam

 

Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1