Tổng quan về huyện Si Ma Cai

Vùng núi phía Bắc Việt Nam xưa kia có nhiều địa danh mang ý nghĩa thần thoại Rồng - Tiên thơ mộng, trong đó Si Ma Cai có nghĩa là vùng đất đó xuất hiện con ngựa lạ. Huyền tích cho rằng có ngựa ấy là do Rồng của nhà trời đi kinh lý, thấy cảnh bồng lai nên hóa thành con ngựa to cao lừng lững, trông khác lại so với ngựa thồ bình thường. Nơi có đông cư dân thì có phố chợ. Si Ma Cai nghĩa là chợ có con ngựa lạ. Muốn hiểu nghĩa địa danh vùng dân tộc thiểu số thì phải bằng cảm quan văn hóa, không nên chiết tự theo cảm quan thô tục. XÍ MÃ CÁI hoàn toàn sai. Phải nói và viết là SI MA CAI! Ngày 18 tháng 8 năm 2000 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định chia tách 2 huyện Bắc Hà và Sin Ma Cai, văn bản viết là SI MA CAI.

Nhà văn - Nhà nghiên cứu văn hóa Hmông Mã A Lềnh: Thời kỳ trước khi người Pháp đặt chân đến vùng đất này, người dân thường gọi vùng này là "XÍ MÃ CÁI" nghĩa là "Chợ phân ngựa" bởi mỗi khi họp chợ phiên, người dân ở đây mang theo rất nhiều ngựa đi chợ vì ngựa là phương tiện vận chuyển chủ yếu của dân vùng cao, cho nên thải ra rất nhiều phân ngựa.

sau này người Pháp đến cai trị, họ gọi chệch đi thành Si Ma Cai như ngày nay.

Si Ma Cai nằm ở phần Đông Bắc của tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai chừng 95 km. Si Ma Cai giáp với huyện Mường Khương (Lào Cai) và huyện Mã Quan (Châu tự trị dân tộc Choang, Miêu Văn SơnVân NamTrung Quốc) ở phía Bắc, huyện Bắc Hà ở phía Nam, huyện Mường Khương ở phía Tây và huyện Xín Mần tỉnh (Hà Giang) ở phía Đông.

Si Ma Cai rộng 23.454 ha và có 26.753 dân (năm 2004) bao gồm 11 dân tộc trong đó chủ yếu là người H'Mông (chiếm 82,52%), Nùng (chiếm 12,25%), La Chí (chiếm 0,75%), Cờ Lao (chiếm 3,98%), Phù Lá (chiếm 0,09%), Kinh (chiếm 0,28%).

Toàn huyện có 13 xã: Bản MếCán CấuCán HồLử ThẩnLùng SuiMản ThẩnNàn SánNàn XínQuan Thần SánSán ChảiSi Ma CaiSín ChéngThào Chư Phìn, trong đó xã Si Ma Cai là huyện lỵ.

Lịch sử hành chính
Năm 1966, huyện Bắc Hà thuộc tỉnh Lào Cai được chia tách thành huyện Bắc Hà mới và huyện Si Ma Cai
. Huyện Si Ma Cai khi đó gồm 17 xã: Bản Mế, Cán Cẩu, Cán Hồ, Dào Dền Sán, Hồ Mù Chải, Lử Thần, Lùng Sán, Nàn Cảng, Nàn Sín, Nàn Thẩn, Nàn Vái, Quan Thần Sán, Seng Sui, Si Ma Cai, Sín Chéng, Sín Hồ Sán, Thào Chu Phìn.

Năm 1975, các tỉnh Yên Bái, Lào Cai và Nghĩa Lộ (trừ huyện Bắc Yên và huyện Phù Yên) sáp nhập thành tỉnh Hoàng Liên Sơn, huyện Si Ma Cai thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn

Năm 1979, huyện Si Ma Cai lại sáp nhập vào huyện Bắc Hà

Ngày 28-5-1981, sáp nhập xã Dào Dền Sán và xã Nàn Vái thành một xã lấy tên là xã Nàn Sán; sáp nhập xã Nàn Cảng và xã Si Ma Cai thành một xã lấy tên là xã Si Ma Cai; sáp nhập xã Hồ Mù Chải và xã Sín Hồ Sán thành một xã lấy tên là xã Sán Chải; sáp nhập xã Lùng Sán và xã Seng Sui thành một xã lấy tên là xã Lùng Sui.

Năm 1991, tỉnh Hoàng Liên Sơn chia tách thành 2 tỉnh là Yên Bái và Lào Cai, huyện Bắc Hà thuộc tỉnh Lào Cai.

Năm 2000, huyện Si Ma Cai được tái lập

Văn hóa du lịch

Hàng năm, mỗi khi xuân về,các xã của Si Ma Cai rộn ràng lễ hội "SAY SÁN" của người dân tộc Mông, hình thức giống như lễ hội xuống đồng của dân tộc tày.

Huyện Si Ma Cai có nhiều buổi họp chợ phiên; Chợ Sín Chéng họp vào thứ 4 hàng tuần; chợ Cán Cấu họp thứ 7 hàng tuần và chợ Si Ma cai họp chủ nhật hàng tuần. các chợ vùng cao này còn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc vùng cao cho nên thu hút được khá nhiều khách du lịch quốc tế đến tham quan.

Kinh tế

Si Ma Cai là huyện vùng cao biên giới, địa hình phức tạp, nhiều núi đã vôi đồi trọc. Do đó đất nông nghiệp rất ít, chỉ có khoảng 1/5 diện tích là ruộng bậc thang trồng lúa mỗi năm chỉ có một vụ, và một vụ trồng ngô trên các nương dốc. Ngô vẫn là lương thực chính của người dân địa phương.Do đó để phát triển kinh tế hạ tầng, Si Ma Cai vẫn phụ thuộc vào ngân sách của nhà nước cấp
Vũ Chiến - Theo Wiki Media

Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1