Các nguồn tài nguyên của huyện
CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN CỦA HUYỆN  (02/04/2011 )

                                                                                       1. Tài nguyên đất

             Huyện Si Ma Cai có tổng diện tích tự nhiên là 23.493,83ha. Si Ma Cai là huyện nằm trên vùng núi cổ có cấu tạo địa hình phức tạp, độ chia cắt mạnh. Trải qua quá trình sử dụng lâu dài, các yếu tố này ảnh hưởng mạnh mẽ tới quá trình hình thành đất đai. Nguồn tài nguyên đất của huyện Si Ma Cai đư­ợc hình thành bởi các quá trình cơ bản sau:

- Quá trình Feralit.

- Quá trình bào mòn rửa trôi.

- Quá trình bồi tụ.

- Quá trình hình thành mùn.

Các quá trình hình thành đất xảy ra đồng thời với nhau, các quá trình này thay đổi theo thời gian, theo quá trình sử dụng đất; quá trình bào mòn rửa trôi, quá trình Feralit ngày càng có nhiều tác động mạnh tới đất của huyện Si Ma Cai hơn quá trình hình thành mùn và bồi tụ.

Kết quả nghiên cứu về đất của tỉnh Lào Cai cho thấy trên địa bàn huyện Si Ma Cai có các loại đất cơ bản sau:

+ Đất mùn đỏ vàng trên đá biến chất, loại đá mẹ Firit (Hs), tầng dày 50 đến 120cm, thành phần cơ giới thịt trung bình, loại đất này có tổng diện tích khoảng 15,324ha phân bố rộng khắp trên lãnh thổ.

+ Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fs) có khoảng 1.570ha phân bố ở phần thấp ven sông Chảy. Loại đất này có tầng dày từ 50 đến 100cm, thành phần cơ giới thịt trung bình.

+ Đất đỏ mùn trên đá sét (Hs) phát triển trên đá phiến sét, diện tích khoảng 2.150ha, thành phần cơ giới thịt nặng.

+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl): Loại đất này chiếm tỷ lệ không đáng kể, được hình thành qua quá trình sử dụng lâu đời làm biến đổi cơ, lý, hóa tính của đất.

+ Đất thung lũng dốc tụ trồng lúa (Dl): Loại đất này chịu ảnh h­ưởng mãnh liệt của quá trình bào mòn, rửa trôi và bồi tụ. Đất này phân bố rộng khắp trên lãnh thổ và thư­ờng ở phần bằng, trũng, độ dốc vừa phải ở các thung lũng.

+ Đất phù sa sông suối (Py): Chiếm tỷ lệ không đáng kể chủ yếu là các bãi nhỏ dọc sông Chảy, đư­ợc hình thành trong quá trình lắng đọng phù sa sông Chảy.

+ Đất mòn trơ sỏi, đá: Đây là sản phẩm chủ yếu đư­ợc hình thành qua quá trình sử dụng đất lâu đời và chịu tác động mãnh liệt của quá trình bào mòn, rửa trôi. Loại đất này phân bố rải rác trên lãnh thổ toàn huyện.

2. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt:   Nguồn nước mặt phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nước mưa được l­ưu giữ. Nguồn nước mặt của Si Ma Cai tuy phân bố đều khắp trên lãnh thổ, không bị ô nhiễm song đang trong tình trạng cạn kiệt, đặc biệt về mùa khô. Địa hình chia cắt mãnh liệt, hiện tư­ợng Castơ, hậu quả của nạn phá rừng, canh tác bất hợp lý là các tác nhân chính làm cho nguồn nước mặt của huyện Si Ma Cai đang trong tình trạng gây nguy hại cho sản xuất và đời sống dân sinh các đồng bào dân tộc vùng cao. Hiện nay nhiều nơi trên địa bàn huyện như­: Mản Thẩn, Cán Hồ, Cán Cấu, Nàn Sín, Lử Thẩn đang trong tình trạng khan nước sinh hoạt về mùa khô.

- Nguồn nước ngầm: ảnh h­ưởng của hiện tư­ợng Castơ tạo ra các hố thoát nước mặt và độ che phủ rừng thấp là nguyên nhân gây ra tình trạng mực nước ngầm thấp, trữ lượng nước cạn kiệt ở huyện Si Ma Cai như­ hiện nay. Hiện tượng này gây nên tình trạng khô, nứt bề mặt phá huỷ đất và thảm thực vật ngày một suy thoái.

- Nước sinh hoạt: Đang trong tình trạng khan hiếm, trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng cùng với các dự án như­: Chư­ơng trình 135, định canh -  định c­ư,...đã đầu tư­ xây dựng các bể nước nhằm cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong huyện. Các dự án này đã góp phần tháo gỡ sự khó khăn về thiếu nước sinh hoạt của nhân dân trong thời gian qua. Tuy nhiên, để giải quyết tình trạng thiếu nước triệt để thì trong những năm tới cần đẩy mạnh việc trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nhằm khôi phục nguồn tài nguyên nước.

3. Tài nguyên rừng

Theo tài liệu thống kê đất, kiểm kê đất đai năm 2010 diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 6.265,7ha chiếm 26,67% diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong đó: Rừng sản xuất 1.905,00ha, rừng phòng hộ 4.360,70ha. Nh­ư vậy diện tích đất lâm nghiệp của huyện Si Ma Cai chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu sử dụng đất. Rừng nghèo, trữ lượng thấp, thực vật đa dạng chỉ tồn tại ở một số vùng như­: xã Quan Thần Sán, xã Sín Chéng, xã Thào Chư­ Phìn.

Trong khi đó diện tích đất chưa sử dụng là 8.619,12ha (Số liệu kiểm kê đất đai đến năm 2010). Trong giai đoạn tới cần khai thác diện tích đất chưa sử dụng này đ­ưa vào trồng rừng, khoanh nuôi nhằm nâng cao diện tích đất lâm nghiệp, phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

4. Tài nguyên khoáng sản

Theo tài liệu khảo sát về tài nguyên khoáng sản của huyện Si Ma Cai thì huyện có một mỏ quặng chì ở xã Bản Mế và xã Sán Chải, nguồn tài nguyên này trữ lượng không cao và đ­ang khai thác sử dụng 20ha. (Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai đến năm 2010).

5. Tài nguyên nhân văn

Si Ma Cai là huyện có điều kiện giao thông đi lại khó khăn, địa hình chủ yếu là đồi núi nên cư­ dân Si Ma Cai sống thành những khu dân c­ư đông đúc dọc theo các trục giao thông chính và những vùng đất bằng phẳng dọc theo các tuyến đ­ường giao thông chính, các sông, suối.

Hiện nay, huyện có 13 đơn vị hành chính cấp xã, chưa có thị trấn, với số dân là 32.436 người (Số liệu thống kê đến 31/12/2010), gồm nhiều dân tộc chung sống xen kẽ như­: Tày, Kinh, Dao, H’Mông, Nùng… với nhiều bản sắc dân tộc.

Trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân huyện đã phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực tự c­ường, khắc phục mọi khó khăn nên đã đạt đ­ược những thành tựu quan trọng về kinh tế, văn hóa và giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Tuy chặng đ­ường phát triển phía tr­ước còn nhiều khó khăn, thách thức như­ng với truyền thống cách mạng, đoàn kết, tranh thủ thời cơ, phát huy những lợi thế có sẵn, Đảng bộ và nhân dân huyện Si Ma Cai sẽ vững vàng đi lên thực hiện thành công sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển.

 

Si Ma Cai có vẻ đẹp hùng vĩ, khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm cùng với sự đa sắc tộc trong các phiên chợ vùng cao là những yếu tố thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Trong thời gian tới, cơ sở hạ tầng được củng cố, cảnh quan môi trường được cải tạo và đặc biệt khi cửa khẩu Bến Mảng được mở sẽ là điều kiện thuận lợi để du lịch góp phần quan trọng trong nền kinh tế của huyện./.

Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1