Ngày 24/8/2022 Ban Văn hóa xã hội HĐND tỉnh giám sát chuyên đề về việc đầu tư, bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, cơ sở vật chất văn hóa phục vụ phát triển du lịch góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Si Ma Cai. Về phía Đoàn giám sát có đồng chí Lưu Thị Hiên Trưởng Ban Văn hóa xã hội HĐND tỉnh trưởng đoàn, các đồng chí thành viên đoàn giám sát. Về phía huyện Si Ma Cai có các đồng chí trong Thường trực HĐND, UBND huyện, lãnh đạo Ban Kinh tế xã hội HĐND huyện, Phòng Văn hóa và Thông tin, lãnh đạo Văn phòng HĐND &UBND huyện.
Quang cảnh buổi làm việc
Thông qua khảo sát thực tế di tích thành cổ Lùng Thẩn, tại xã Sín Chéng và báo cáo của UBND huyện Si Ma Cai trong những năm qua công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn huyện trong những năm qua luôn nhân được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các cấp, các ngành và cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở. Tập trung phát huy mọi nguồn lực, các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đề án của tỉnh, huyện đầu tư phát triển. Tuy không phải là huyện trọng điểm trong chiến lược phát triển du lịch chung của tỉnh Lào Cai, xong du lịch ở Si Ma đã bước đầu khai thác được tiềm năng sẵn có về văn hóa, các điểm chợ phiên, du lịch sinh thái thu hút du khách đến với Si Ma Cai góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân góp phần phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của huyện. Trên địa bàn huyện có 03 lễ hội dân gian truyền thống được tổ chức thường niên (Lễ hội Gầu Tào; Lễ hội Xuống Đồng; Lễ hội Cúng Rừng); duy trì các chợ phiên truyền thống (Chợ Cán Cấu, chợ Sín Chéng, chợ Si Ma Cai); trong những năm gần đây việc xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản đặc trưng của huyện như: Mận Tả Van, Lê Tai Nung, tam thất, đương quy, rượu ngô Mản Thẩn gắn với vùng hoa tam giác mạch, vườn hoa tây bắc, đã góp phần thu hút khách du lịch tới thăm quan. Ước tính từ năm 2020 đến nay huyện Si Ma Cai thu hút được 53.600 lượt khách, doanh thu đạt 1,9 tỷ.


Thăm quan các sản phẩm truyền thống tại phiên chợ Sín Chéng
Bên cạnh những kết quả đạt được công tấc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện Si Ma Cai còn có khó khăn hạn chế như: Việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, vật thể trên địa bàn huyện còn ít, một số vốn văn hóa truyền thống bản sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số như: Vốn truyện cổ, dân ca, dân vũ, hát ru, hát đối, trang phục, tiếng nói, chữ viết, một số nghề thủ công truyền thống, trò chơi dân gian của các dân tộc như: Mông, Nùng, Thu Lao đang có nguy cơ bị mai một. Chất lượng nội dung hoạt động của các đội văn nghệ xã chưa cao, chưa thường xuyên, chưa khai thác hết tiềm năng vốn có để thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia và du khách thăm quan. Công tác du lịch chủ yếu là tự phát, số lượng sản phẩm du lịch còn ít, chất lượng dịch vụ du lịch, sản phẩm du lịch chưa cao, chưa có tính gắn kết, chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
khảo sát thực tế di tích thành cổ Lùng Thẩn
Kết luận buổi làm việc đại diện Ban Văn hóa xã hội HĐND tỉnh cho rằng, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện đã có quan tâm của cấp ủy, chính quyền, bước đầu việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đã có những kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng đó là do kinh phí cho hoạt động của ngành văn hóa còn thấp nên nhiều nội dung công việc khi triển khai thực hiện rất khó khăn. Chính vì thế UBND huyện, các cơ quan tham mưu của huyện cần chủ động trong việc nghiên cứu, rà soát các văn bản, quy định của Trung ương để áp dụng vào địa bàn tỉnh nhằm có được nguồn lực nhiều hơn cho hoạt động bảo tồn và phát các giá trị văn hóa truyền thống, cơ sở vật chất văn hóa phục vụ phát triển du lịch góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Si Ma Cai.