NHỮNG NỖ LỰC KHÔNG NGỪNG CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN SI MA CAI

Đến với mảnh đất mang tên gọi như trong huyền thoại “Si Ma Cai”, chắc hẳn không ít ai ngỡ ngàng trước sự đổi thay của một huyện vùng cao nơi địa đầu Tổ quốc sau gần 15 năm tái lập. Nơi đây đầu nguồn con sông Chảy với tổng diện tích tự nhiên 23.493 ha. Với đặc thù là một huyện có điểm xuất phát thấp về kinh tế, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, phong tục tập quán lạc hậu, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế. Những năm đầu vất vả, khó khăn là thế, song dưới sự lãnh đạo, điều hành năng động của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, sự đoàn kết, nỗ lực của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong huyện đã đánh thức những tiềm năng, thế mạnh, phát huy nội lực để hôm nay Si Ma Cai đang xây dựng quê hương biên giới ngày một giàu đẹp, đời sống vật chất và tinh thần người dân từng ngày được cải thiện.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư phát triển cho huyện Si Ma Cai. Cùng với sự vượt khó đi lên, Si Ma Cai đã có những bước chuyển mình rất tích cực, tạo nền tảng, bước đi vững chắc trong phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội. Kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, đẩy mạnh việc chăn nuôi gia súc hàng hóa; thâm canh tăng vụ; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tích cực áp dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất; hình thành được nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung. 

Nét nổi bật trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, Đảng bộ đã cụ thể hóa Nghị quyết bằng Chương trình phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới với 7 Đề án trọng tâm, trong đó tập trung chủ yếu vào phát triển nông, lâm nghiệp, chăn nuôi xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân, giảm nghèo nhanh và bền vững nâng cao thu nhập cho người dân. Có thể nói đây là đòn bẩy tạo cho Si Ma Cai những bước đi vững chắc, xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững. Nhờ vậy bộ mặt nông thôn không ngừng được cải thiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 9,04%/năm; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm trên 8,25%; tính đến năm 2014 còn 29,52% (vượt mục tiêu Nghị quyết của Đảng bộ huyện khóa XVI đề ra). Năng suất sản lượng cây trồng đều đạt và vượt so với mục tiêu Nghị quyết Đảng bộ huyện đề ra; các mô hình sản xuất có giá trị, hiệu quả kinh tế cao như: ngô, đậu tương giống mới; các loại cây dược liệu, cây ăn quả được trồng thử nghiệm như: Tam thất, lê tai nung…một số các sản vật đã trở thành hàng hóa và khẳng định được chất lượng và uy tín trên thị trường như: trứng vịt Sín Chéng; gà đen; lợn địa phương; thịt hun khói…kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, đẩy mạnh việc chăn nuôi gia súc hàng hóa.
Bên cạnh đó việc phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp giáo dục và y tế cũng được nâng cao về chất lượng, phát triển về quy mô. Công tác xây dựng và củng cố hệ thống chính trị, an ninh – quốc phòng, đảm bảo an ninh chính trị, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững, phòng chống âm mưu “diễn biến hòa bình” và các thế lực thù địch là việc làm thường xuyên, chủ động của toàn thể lực lượng và nhân dân trong huyện.

Nhìn lại một chặng đường 15 tái lập huyện, tuy thời gian không dài nhưng thế vẫn đủ để Si Ma Cai đang dần khẳng định vị thế của mình về phát triển Kinh tế - Xã hội. 

Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1