Lễ cúng rừng của các dân tộc huyện Si Ma Cai
 
 LỄ CÚNG RỪNG CỦA CÁC DÂN TỘC HUYỆN SI MA CAI

            Hàng năm mỗi dịp tết qua xuân về, nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Si Ma Cai như Mông, Nùng, Thu lao lại náo nức chuẩn bị vào tháng cúng rừng. Hàng năm vào đầu tháng 2 (âm lịch) các dòng họ, các thôn bản thường tổ chức Lễ cúng rừng cho riêng mình để cầu một năm cho dòng họ hoặc cả thôn an lành trong sản xuất, chăn nuôi và cuộc sống đời thường.

            Theo truyền thuyết của các cụ ngày xưa kể rằng. Ngày xưa dân làng còn thưa thớt, rừng núi, cây cối còn rậm, hàng năm Hổ báo thường vào Làng bắt trâu, bò, ngựa, lợn, gà và cả con người, dân làng không biết phải làm thế nào cho Hổ báo đỡ phải vào làng bắt trâu, bò, ngựa, lợn, gà và người dân trong làng. Các cụ quan niệm ràng mỗi con Hổ đều có một con ma dẫn đường vào làng để bắt trâu, bò, ngựa, lợn gà và con người. Để tránh được Hổ không vào làng bắt gia súc, gia cầm và con người trong làng, dân làng đã tổ chức lập miếu để thờ Thần thổ địa (Thứ Tỷ) để khi con ma dẫn đường con Hổ về Làng bắt gia súc, gia cầm và con người trong làng thì con ma phải làm lễ xin phép Thứ Tỷ tức làThần thổ địa nếu Thần thổ địa không cho bắt thì con Hổ không được bắt nếu Thần thổ địa cho phép thì con Hổ mới được bắt, nếu Thần thổ địa không cho phép mà con Hổ cố tình bắt thì Thần thổ địa sẽ sui khiến dân làng phát hiện con Hổ và giết con Hổ. Từ đó Hổ  không còn về làng để bắt gia súc, gia cầm và người dân.  

            Hình dạng Thứ Tỷ tức là Thần thổ địa rất đơn giản, người dân chỉ cần đặt một viên đá nằm ở phía dưới và hai bên có hai viên đá dựng đứng và một viên đặt nằm ngang phần mặt trên, tạo nên một hình vuông như một cái cửa ra vào, bên trong chỉ đạt 3 cái chén và một bát hương.

             Nghi thức và đồ cúng Thứ Tỷ tức là Thần thổ địa rất trang trọng: Bao gồm một con gà trống đẹp, cơm, nước và vàng hương.

             Khi dân làng cúng xong, thầy cúng sẽ xem chân gà để biết kiêng kỵ không lao động sản xuất, không được chặt cây cối..., thường là khoảng 03 ngày (kể cả các hộ dân nằm ngoài làng mà có ruộng nương nằm trong địa phận của thôn cũng không được sản xuất phá lệ của thôn quy định).

            Ngày nay Lễ cúng Thứ Tỷ (còn gọi là Lễ cúng rừng) của các dòng họ và các thôn bản trên địa huyện Si Ma Cai, mỗi dịp cúng rừng, các dòng họ và các thôn bản lại tổ chức họp thôn để đưa ra các luật tục của dòng họ và thôn bản vào Quy ước, hương ước của thôn và được mọi người trong thôn thực hiện trở thành một luật lệ của làng.

        Chính vì vậy hàng năm, khi tết qua xuân về vào đầu tháng 2 (âm lịch) hàng năm các dòng họ, các thôn bản luôn duy trì Lễ cúng rừng. Lễ cúng rừng nhằm bảo vệ khu rừng tạo nên cảnh quan, xanh, sạch, đẹp và bảo vệ gia súc, gia cầm, cầu mưa thuận gió hòa trong sản xuất và an lành cho thôn bản trong năm./.

                                         

Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1