Si Ma Cai: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

    Trong những năm qua, với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong huyện, Si Ma Cai đã thực hiện tốt công tác dân tộc và chính sách dân tộc, trong đó có chính sách về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số. Các giá trị văn hóa truyền thống đó đang dần được huyện Si Ma Cai khôi phục  và gìn giữ.

anh tin bai

bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

 

     Trong thời gian qua, chính quyền các địa phương trong huyện đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trên địa bàn. Cùng với đó, đồng bào các dân tộc trên địa bàn đã chủ động, tích cực gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình để truyền lại cho các thế hệ mai sau. Những kết quả đáng ghi nhận, và cũng là điểm sáng về gìn giữ “hồn cốt” văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
Chính quyền xã Thào Chư Phìn luôn xác định, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trên địa bàn là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Từ đó, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

anh tin bai
anh tin bai

bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

    Đây là hình ảnh một số những buổi luyện tập và truyền dậy của một trong số các nghệ nhân của huyện Si Ma Cai, những người đã có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Mặc dù chưa được công nhận vào danh mục di sản cấp quốc gia, nhưng nét văn hóa các bộ trang phục truyền thống của người Thu Lao ở xã Thào Chư Phìn, Si Ma Cai cũng đang được cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cùng đồng bào Thu Lao tích cực bảo tồn, phát huy, nhằm hạn chế nguy cơ mai một. Ông Sùng A Dín, Phó Chủ tịch UBND xã Thào Chư Phìn cho biết thêm: Hiện nay chúng tôi cũng đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động bà con nhân dân cố gắng gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt là duy trì làng nghề thổ cẩm, đối với các làng nghề truyền thống thì cũng từ cha truyền con nối ,mẹ truyền con nối, anh em họ hàng truyền dạy cho nhau, chính vì vậy mà hiện nay, trên địa bàn xã Thào Chư Phìn các bạn trẻ tuổi  từ 18 tuổi trở lên đều biết làm ,đều biết thực hiện các khâu, quy trình sản xuất thổ cẩm 
      Đến nay, các lễ hội dân gian của các dân tộc như: Lễ hội Gầu tào, Lễ hội cúng rừng của người HMông, lễ hội xuống đồng của người Nùng được duy trì tổ chức hàng năm. Những lễ hội này đã góp phần thu hút khách du lịch, phát triển du lịch trên địa bàn huyện.
     Năm 2018 Đền Si Ma Cai được công nhân là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và là nơi sinh hoạt, du lịch văn hóa tâm linh của Nhân dân các dân tộc huyện Si Ma Cai. Đặc biệt trong những năm gần đây việc xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản đặc trưng của huyện như: Mận Tả Van, lê Tai Nung, đương quy, rượu ngô gắn với phát triển, mở rộng các điểm du lịch, dịch vụ của người dân đã góp phần thu hút khách du lịch tới thăm quan.
    Hiện nay huyện đang chỉ đạo bảo tồn 03 lễ hội nghi lễ truyền thống; 02 nghề thủ công truyền thống như chạm khắc bạc, làm nhạc cụ dân tộc tại Si Ma Cai và Sín Chéng. Sưu tầm bảo tồn văn hóa phi vật thể của 03 nhóm ngành dân tộc ít người có nguy cơ mai một cao. Lập hồ sơ khoa học và đề nghị công nhận và tiến hành tôn tạo 01 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, bảo tồn 01 nhà truyền thống của dân tộc HMông. Duy trì mở rộng quy mô 05 làng nghề dệt thổ cẩm, chạm khắc bạc, nấu rượu, làm hương tại các xã Cán Cấu, Sán Chải, Sín Chéng, Thị trấn Si Ma Cai. Xây dựng 05 điểm du lịch và các sản phẩm du lịch tại các điểm du lịch. Xây dựng 05 mô hình trồng cây ăn quả, chăn nuôi, trồng dược liệu tại các xã Lùng Thẩn, Cán Cấu, Quan Hồ Thẩn, Sín Chéng, Bản Mế.

anh tin bai

    Huyện cũng đã sưu tầm được 10 bộ trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc và một số đồ dùng trong sinh hoạt phục vụ sản xuất, các nhạc cụ của đồng bào Mông, Nùng, Thu Lao. Năm 2019 huyện Si Ma Cai có 02 di tích được đưa vào danh sách kiểm kê di sản văn hóa vật thể của tỉnh Lào Cai  như: Di tích đền Si Ma Cai, di tích thành cổ xã Lùng Thẩn. 
    Một trong những điểm sáng trong việc bảo bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các DTTS tại huyện Si Ma Cai đó là các địa phương trong huyện đã và đang chú trọng phát huy người có uy tín, già làng, trưởng bản, nghệ nhân dân gian trong công tác bảo tồn, gìn giữ văn hóa truyền thống gắn với bài trừ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu. Từ đó cũng góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc xây dựng và nhân rộng các mô hình phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt .

anh tin bai

    Huyện cũng chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo, hướng dẫn các đơn vị trường học đưa những nét văn hóa truyền thống vào tuyên truyền tại trường học. Các đơn vị trường đã vận dụng, lồng ghép vào các môn học, thời gian học, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế. Phát huy vai trò của nghệ nhân dân gian trong việc truyền dạy văn hóa truyền thống. Việc đưa văn hóa truyền thống vào giảng dạy cho học sinh cũng đã trở thành một hoạt động thường xuyên với nhiều hình thức phong phú. Nói về vấn đề này, cô giáo Bùi Thị Hường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 1 xã Sín Chéng vui vẻ cho biết: Để thực hiện mô hình trường học này thì nhà trường đã tổ chức rất nhiều hoạt động để hướng đến học sinh giữ gìn văn hóa của mình. Trường chúng tôi mời nghệ nhân đến để dạy các hoạt động văn hóa cũng như: múa khèn của người Mông, múa ô của người Mông, dạy tô thêu thổ cẩm của người Mông hay dạy làm các món ăn của người địa phương ở đây để học sinh giữ gìn bản sắc văn hóa của mình . Nhà trường cũng đã thành lập các câu lạc bộ như: Câu lạc bộ tô thêu, câu lạc bộ múa khèn ô, câu lạc bộ ẩm thực, đó là là một số câu lạc bộ hướng dẫn học sinh. Còn công tác của nhà trường, thay vì mặc trang phục của nhà trường, chúng tôi yêu cầu học sinh mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình vào mỗi buổi thứ 2 và thứ 4 hàng tuần. Về họat động ngoài giờ của học sinh thì nhà trường cũng thay các hoạt động múa, tập thể dục bằng hoạt động múa khèn ô toàn trường, cũng được các đoàn đến kiểm tra đánh giá nhà trường đánh giá rất cao

anh tin bai

Kết quả đạt được của Si Ma Cai trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc đã giúp cho những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được bảo tồn và phát huy. Trong thời gian tới huyện Si Ma Cai tiếp tục chỉ đạo cả hệ thống chính trị, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình về công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc. Đồng thời, huy động mọi nguồn lực đầu tư cho công tác bảo tồn giá trị văn hóa. Để thúc đẩy ngành du lịch ngày càng phát triển./.

 
Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1