Người phụ nữ góp phần đem văn hóa dân tộc mông vươn ra thế giới

    Người phụ nữ đó chính là chị Vàng Thị Pằng, ở thôn Thào Chư Phìn, xã Thào Chư Phìn. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất có nghề dệt thổ cẩm truyền thống.Ngay từ nhỏ chị Vàng Thị Pằng, sinh năm 1985 đã được mẹ mình truyền dạy cho nghề dệt thổ cẩm. Với niềm đam mê học hỏi và sáng tạo,đã giúp tay nghề của chị ngày càng nâng cao. Đến nay chị đã tự tay thiết kế, may thêu nên những sản phẩm thổ cẩm với nét hoa văn độc đáo, mang đậm hơi thở, nét truyền thống của đồng bào người Mông nơi đây.  

anh tin bai

Chị Pằng (đội mũ) đang hướng dẫn các chị em

 

     Ngoài mục đích bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc, thì khát khao làm hồi sinh làng nghề để tạo thêm việc làm cho chị em trong thôn, luôn cháy bỏng trong chị, chị Pằng đã gom hết tiền tích góp bao năm để mở một cơ sở may mặc trang phục thổ cẩm cẩm lớn nhất của xã, và thuê 10 nhân công làm tại nhà. Với sự hướng dẫn tỉ mỉ của chị Pằng, các sản phẩm được tạo ra bước đầu đã làm nên tên tuổi, mang đậm nét đặc trưng truyền thống của đồng bào Mông. Mỗi năm, cơ sở may mặc của chị Pằng bán khoảng 400 - 500 bộ trang phục thổ cẩm cho khách hàng các tỉnh thành trong nước và một số nước khác như Mỹ, Thái Lan, và Trung Quốc. Trao đổi với tôi chị Vàng Thị Pằng, thôn Thào Chư Phìn, xã Thào Chư Phìn cho biết: Các khách hàng Trung Quốc, Thái Lan và Mỹ họ đặt với số lượng rất lớn, nên tôi cũng thuê rất nhiều nhân công để kịp làm cho họ, ngoài tạo công ăn việc làm cho chị em, phát tiển kinh tế gia đình, tôi cũng muốn gín giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Muốn các bạn bè Quốc tế biết đên tôi nhiều hơn và có nhiều doanh nghiệp đến thu mua hơn.

anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai

    Sau khi sản phẩm thổ cẩm được hoàn thiện, bao giờ chị cũng cẩn thận kiểm tra lại từng sản phẩm. Các sản phẩm đều do chị Pằng tự tay thiết kế, cắt may các mẫu trang phục cách tân và thêu các hoạ tiết, hoa văn truyền thống của dân tộc mình lên mỗi sản phẩm. Chia sẻ với chúng tôi chị cho biết: Nhiều năm trở lại đây hầu hết người Mông không còn thiết tha với trang phục truyền thống. Vì hiện nay ngoài thị trường các trang phục cách tân rất đa dạng và phong phú. Vì vậy mà chị cũng đã thuận theo thị trường tiêu thụ, sáng tạo các mẫu cách tân các trang phục, phối hoa văn truyền thống sau khi hoàn thiện, chị Pằng đăng lên các trang mạng xã hội, được rất nhiều người ưu thích. Chị cũng không ngừng nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới lạ, phù hợp mọi lứa tuổi, thời tiết, sự kiện, lễ hội. Trang phục còn giúp người sử dụng hiểu rõ hơn về giá trị văn hóa, phong tục tập quán của người Mông. Trung bình mỗi năm, cơ sở may của chị đã bán vài trăm bộ trang phục thổ cẩm cho khách hàng, tạo công ăn việc làm ổn định cho 4 thợ may và nhiều chị em khác trong thôn, với mức thu nhập 3 đến 5 triệu đồng một tháng. Là một người được chị Pằng tạo cho công ăn việc làm thường xuyên, để tăng thêm thu nhập hàng tháng. Chị Lù Thị Như, thôn Thào Chư Phìn, xã Thào chư Phìn vui mừng nói: Khi làm việc với chị Pằng, tôi có thu nhập ổn định khoảng từ 5-6 triệu đồng/ tháng. Không phải đi nắng, đi mưa và được ở nhà chăm con, chăm gia đình. Làm việc với chị tôi cong học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ chị, bên cạnh đó cũng gìn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc mình Thào Thị Sáo, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Thào Chư Phìn, cho biết mô hình may mặc thổ cẩm của chị Pằng, không chỉ có ý nghĩa duy trì nghề dệt truyền thống của người Mông. Ngoài ra qua việc tiêu thụ sản phẩm đi nhiều nơi, đã giúp cho sản phẩm thổ cẩm của người Mông được nhiều người biết đến hơn. Nói về những cống hiên của chị, bà Thào Thị Sáo, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Thào Chư Phìn cho chúng tôi biết thêm: Chị Pằng là một hội viên phụ nữ tiêu biểu của thôn, của xã. Chị đã tạo được công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho rất nhiều chị em phụ nữ trên địa bàn xã. Bên cạnh đó chị Pằng cũng lưu giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Thời gian tới, Hội phụ nữ xã sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động và nhân rộng mô hình may thêu thổ cẩm ra toàn xã, để tạo thêm thu nhập cho chị em, qua đó lưu giữ được bản sắc văn hóa của người Mông xã Thào Chư Phìn
    Với quan niệm, bảo tồn trang phục truyền thống, chính là bảo tồn bản sắc dân tộc, trang phục truyền thống được chị Pằng thêu dệt là linh hồn, cốt cách của người phụ nữ Mông. Nó được thể hiện qua những bộ trang phục truyền thống. Qua đó cũng thể hiện trình độ canh tác sản xuất nông nghiệp, thể hiện sự hòa hợp của con người với môi trường cảnh quan, với thiên nhiên và xã hội. Là nét đẹp truyền thống mà chị Pằng đang giới thiệu với những bạn bè Quốc tế./.

 
Thanh Nhàn
Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1