Si Ma Cai Xây dựng niềm tin tôn giáo đúng đắn trong đồng bào dân tộc thiểu số
Hiện nay, hoạt động của các tổ chức tôn giáo không chính đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khối đại đoàn kết toàn dân tộc, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của một bộ phận người dân, chúng thường lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân ở vùng dân tộc thiểu số để tuyên truyền đạo giáo trái pháp luật, với mục đích gây bất ổn về chính trị - xã hội ở một số địa phương. Do đó, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức để người dân nhận rõ tà đạo, có niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh, đúng đắn là hết sức cần thiết. Đó cũng là cách để chủ động phòng ngừa từ xa, đấu tranh có hiệu quả với âm mưu của các thế lực thù địch, đảm bảo sự ổn định chính trị - xã hội.
Si Ma Cai là một huyện vùng cao, biên giới nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai 100 Km, tiếp giáp với huyện Bắc hà, Mường Khương của tỉnh Lào Cai và huyện Xín Mần của tỉnh Hà Giang. Huyện có 9,212 km đường biên, tiếp giáp với huyện Mã Quan - Vân Nam - Trung Quốc. Có 06 thôn, tổ dân phố thuộc 2 xã, thị trấn biên giới và 02 cột mốc, 01 lối mở thuộc Hóa Chư Phùng của xã Nàn Sán. Là huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số, với 15 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 94% dân số.
Tích cực tuyên truyền cho nhân dân tại cơ sở
Là một huyện biên giới, có vị trí trong yếu, chiến lược về Quốc phòng an ninh, số hộ nghèo cao chiếm 48%. Dân cư phân bố không đồng đều, trình độ nhận thức còn hạn chế, dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng, tuyên truyền đạo trái pháp luật, cùng với tình trạng phụ nữ bỏ địa phương đi nơi khác, người dân xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc, đi làm ăn xa ngoài địa phương nhiều, nên tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Bên cạnh đó, với sự phát triển của khoa học công nghệ, Internet, các trang mạng xã hội đã có những ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân, nhất là các tà đạo mới xuất hiện như: “Bà Cô Dợ”.
Do làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, trong những năm qua, trên địa bàn huyện không có cơ sở thờ tự tôn giáo, không có điểm nhóm tôn giáo được công nhận, không có những diễn biến phức tạp liên quan đến vẫn đề dân tộc, tôn giáo. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có một số hộ dân có biểu hiện theo tôn giáo trái pháp luật tập trung ở 2 xã Nàn Sán, Nàn Sín với 18 hộ, 80 nhân khẩu. Nhóm hộ này đi theo các đạo Hội thánh phúc âm Ngũ tuần Việt Nam, Hội thánh Liên hữu cơ đốc Việt nam, Hội thánh truyền giám phúc âm. Các nhóm hộ này, thi thoảng vẫn tụ tập cầu nguyện, hát thánh ca. Qua theo dõi, nắm bắt tình hình, chưa có biểu hiện ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị tại địa phương.
Để kịp thời nắm bắt, kiểm soát tốt tình hình dân tộc, tôn giáo trên địa bàn huyện. Huyện Si Ma Cai đã quán triệt đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Dân Tộc, Ban tôn giáo Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai đến các cơ quan, chức năng, Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện về công tác tín ngưỡng, tôn giáo. Xây dựng kế hoạch, đề án, “Hỗ trợ thông tin và truyền thông về Dân tộc, tôn giáo” giai đoạn 2023 - 2030. Trong đó lực lượng nòng cốt vẫn là Ban chỉ đạo 35 huyện Si Ma Cai.
Trong đó huyện tập trung: Nâng cao nhận thức để người dân không lạc lối. Người dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Huyện đã phân công cán bộ phụ trách đến từng xã, thị trấn, thường xuyên xuống vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực đặc biệt khó khăn, thực hiện “4 cùng” cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc. Làm tốt công tác dân vận, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, giúp địa phương củng cố vững chắc tổ chức chính trị, xã hội. Đặc biệt là tuyên truyền nhân dân, nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, lợi dụng vấn đề “dân tộc”, “tôn giáo”, “dân chủ”, “nhân quyền” để chống phá Đảng, nhà nước, gây chia rẽ giữa các đồng bào dân tộc, làm suy giảm sức mạnh, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy vai trò của dòng họ, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc, từ đó nắm bắt tình hình dân tộc, tôn giáo, kịp thời ngăn chặn biểu hiện lợi dụng dân tộc, tôn giáo để chống phá cách mạng của các thế lực thù địch.
Đồng thời, tuyên truyền để người dân hiểu rõ, nhận diện đúng, góp phần đấu tranh phản bác các hoạt động lợi dụng tà đạo để vi phạm pháp luật, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. Trong những năm qua, các cơ quan chức năng của đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật, trong đó có tà đạo. Tăng cường công tác tuyên truyền về hoạt động tôn giáo và đường lối, chính sách đúng đắn về tôn giáo của Đảng, Nhà nước, nhất là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162. ngày 30-12-2017, của Chính phủ, về “Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo” để cán bộ, người dân và tổ chức, cá nhân theo tôn giáo hiểu, nâng cao nhận thức và chủ động thực hiện đúng. Khi người dân có hiểu biết, nhận thức đúng đắn, họ sẽ tự mình phân biệt được đúng sai, nhận rõ những điều phi lý, hoang đường mà các đối tượng xấu thường tuyên truyền, tự tạo “lá chắn” miễn nhiễm với các tà đạo. Với nhận thức đúng đắn người dân cũng sẽ thấy được giá trị tốt đẹp của các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống. Từ đó, có hành động bảo vệ, giữ gìn và phát huy thay vì phá bỏ như những lời dụ dỗ của các tà đạo.
Cùng với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ủy ban MTTQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội. Đẩy mạnh trong công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước trên hệ thống Phát thanh – Truyền hình. Định hướng các sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng theo thuần phong mỹ tục của dân tộc và phù hợp với luật pháp. Đồng thời, tăng cường xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần phong phú, lành mạnh cho mọi người dân nhằm tạo “sức đề kháng”, “miễn dịch” mạnh mẽ trước hoạt động của các tà đạo. Mặt khác tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thực hiện công bằng xã hội, không ngừng nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm ổn định an ninh chính trị - trật tự, an toàn xã hội, nhất là ở các khu vực, địa bàn trọng điểm, nơi có hoạt động phức tạp của tà đạo. Kịp thời phát hiện và đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả với các hoạt động lợi dụng tôn giáo và các hiện tượng tôn giáo mới hoạt động chống đối, ly khai, có màu sắc chính trị, không để hình thành tổ chức.
Cùng với các hoạt động trên, cần thông tin rộng rãi cho người dân, các tổ chức tôn giáo về các thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo, lợi dụng niềm tin của đồng bào nhằm chia rẽ đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc, kích động li khai, thành lập nhà nước riêng. Những thông tin chính thống sẽ giúp người dân cảnh giác, không tin và không nghe theo các luận điệu xuyên tạc, không tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật. Ngoài ra, Si Ma Cai cũng phát huy tối đa vai trò của hệ thống chính trị ở cơ sở trong vận động nhân dân tham gia phong trào xây dựng, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ông Lý Xuân Thành, Phó bí thư TT huyện ủy, cho biết thêm: Với đặc thù là huyện chưa có các tổ chức tôn giáo đủ điều kiện đăng ký hoạt động theo pháp luật, nên tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo cũng gọn nhẹ. Trong đó cấp ủy huyện và các xã, thị trấn đều thành lập ban chỉ đạo công tác tôn giáo cùng cấp do đồng chí phó bí thư thường trực làm trưởng ban, phó chủ tịch UBND làm phó ban, các thành viên là các ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan liên quan cùng cấp tham gia, phối hợp trong công tác tôn giáo trên địa bàn. Đối với cấp huyện phòng Nội vụ là cơ quan tham mưu cho UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác tôn giáo. Phân công đồng chí Trưởng phòng trực tiếp phụ trách, theo dõi công tác tôn giáo, và phân công 01 đồng chí chuyên viên thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Đối với cấp xã, thị trấn phụ trách công tác tôn giáo là đồng chí phó chủ tịch UBND xã, và 01 đồng chí công chức xã thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Huyện cũng tập trung củng cố hệ thống chính trị cơ sở và tăng cường đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, coi đây là một nhiệm vụ cấp thiết, mang tính chiến lược lâu dài.
Những năm qua, huyện Si Ma Cai luôn giải quyết kịp thời, đảm bảo đúng pháp luật, không để xảy ra các điểm nóng liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, thường xuyên cập nhật thông tin hướng dẫn các tổ chức tôn giáo thực hiện đúng quy định của pháp luật. Triển khai thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các lực lượng thực hiện nhiệm vụ, vận động nhân dân tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, tập trung xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn ngày càng vững chắc. Qua đó góp phần giữ vững chủ quyền an ninh biên giới, an ninh chính trị.
Cơ sở hạ tầng được cải thiện rõ rệt, bước đầu đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và phục vụ đời sống của đồng bào các dân tộc. Sản xuất nông lâm nghiệp cũng có bước chuyển biến tích cực theo hướng đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ và sản xuất hàng hóa. Các chính sách tín dụng, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đã tạo điều kiện thoát nghèo và ổn định cuộc sống, góp phần tích cực cho công tác giảm nghèo bền vững. Trình độ dân trí được nâng lên, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường được duy trì ở mức cao. Công tác chăm sóc sức khỏe được quan tâm, người dân thuộc hộ nghèo và người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn được cấp thẻ bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh miễn phí. Các hoạt động văn hóa, thể thao luôn được quan tâm, bản sắc văn hóa được phát huy, các phong tục tập quán lạc hậu dần được xóa bỏ, đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số đã không ngừng phát triển, kinh tế gia đình vươn lên, bộ mặt nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang thay đổi từng ngày. Đội ngũ cán bộ các dân tộc thiểu số ở các xã, thị trấn từng bước được nâng cao về trình độ, năng lực, đồng bào các dân tộc luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước và có tinh thần đoàn kết với cộng đồng, cùng chung tay, ra sức xây dựng nông thôn mới, xây dựng quê hương ngày một phát triển, giàu đẹp, văn minh và thịnh vượng. Tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực. Vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm, chú trọng và phát huy, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tích cực tuyên truyền cho nhân dân tại cơ sở
Trong thời gian tới huyện rất mong nhận được sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành. Tổ chức triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, địa bàn xảy ra nhiều vi phạm pháp luật, phù hợp với nhu cầu, đặc điểm, phong tục, tập quán của từng dân tộc. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động về chính sách dân tộc cho đồng bào vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, thông qua các hoạt động tuyên truyền trực tiếp, nói chuyện chuyên đề về pháp luật, chính sách dân tộc. Quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo tại các xã vùng cao, vùng xa, nơi đặc biệt khó khăn của huyện./.