Triển vọng cây dược liệu hoa Cúc chi trên địa bàn Si Ma Cai

    Với lợi thế về địa hình và khí hậu, người dân được hỗ trợ cây giống từ các doanh nghiệp và bao tiêu đầu ra toàn bộ sản phẩm. Những cây lúa, ngô, khoai trên các triền đất dốc với năng suất không hiệu quả đã được thay thế bằng việc thử nghiệm trồng dược liệu hoa Cúc chi. Đây là hướng đi mới đang được huyện Si Ma Cai kỳ vọng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao kinh tế, giảm nghèo bền vững cho người dân địa phương. Với mảnh đất dốc hơn 7.000m2, trước đây Chị Thèn Thị Phơn, thôn Bản Mế, xã Bản Mế chỉ trồng được 1 vụ ngô và năng suất không cao. Hiện nay, chị đã chuyển toàn bộ diện tích này sang trồng hoa Cúc chi. Dễ trồng, dễ chăm sóc đó là cảm nhận của chị Phơn khi tham gia mô hình này. Nhẹ nhàng hái những bông hoa vừa chớm nở chị Thèn Thị Phơn, thôn Bản Mế, xã Bản Mế chia sẻ “ Mình thấy trồng rất là dễ, trồng được là ra hoa là hái bán, được nhiều tiền và phát triển, mình để đất thì cũng để không, trồng hoa ở đây thì hái được nhiều đem đi bán”

anh tin bai

Triển vọng cây dược liệu hoa Cúc chi trên địa bàn Si Ma Cai

    Hoa Cúc chi được biết đến là loại dược liệu dễ trồng, chăm sóc và thu hái. Cây dễ thích ứng, sau 3 tháng gieo trồng chăm bón có thể cho ra hoa và thu hoạch. Nếu chăm bón trong điều kiện tốt có thể thu được từ 450-500kg hoa tươi/1sào và cho giá bán khoảng 40.000 đồng/1kg sản phẩm tươi. Nếu trừ đi các khoản chi phí, lợi nhuận khoảng 7triệu đồng/1sàoTrao đổi với chúng tôi, Anh Lùng Văn Hải, HTX nông nghiệp, thương mại và dịch vụ Hải Châm cho biết “Nếu để so cây cúc chi so với các cây dược liệu khác thì cúc chi dễ trồng, cũng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng trên Si Ma Cai. Như cây tam thất, đương quy thì phụ thuộc vào bên ngoài, còn cây cúc chi này thì có thể áp dụng kỹ thuật luôn. Hiện chúng tôi đang dùng hoa để chế biến thành trà, có tác dụng an thần, giải nhiệt, tiêu độc, chống oxy hóa, cho giá trị kinh tế cao”.
Hiện nay hoa cúc chi đang được một công ty dược liệu tại Hà Nội hỗ trợ về cây giống, kỹ thuật và bao tiêu đầu ra cho sản phẩm. Theo đánh giá sơ bộ, loại cây dược liệu mới này có suất đầu tư thấp, công chăm sóc bỏ ra ít, quan trọng hơn cả là kỹ thuật canh tác do các kỹ sư nông nghiệp Việt Nam hoàn toàn làm chủ. “Qua trồng thử thì thấy hoa cúc chi cho sản lượng, chất lượng cao, làm ra các sản phẩm như trà túi lọc, các đồ thức uống. Hy vọng trong thời gian tới, cùng với sự hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia, huyện sẽ nhân rộng mô hình, phù hợp với trình độ canh tác của người dân” - Ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Chủ tịch UBND huyện Si Ma Cai.

anh tin bai

Triển vọng cây dược liệu hoa Cúc chi trên địa bàn Si Ma Cai

    Việc trồng thử nghiệm thêm các giống cây dược liệu trên địa bàn huyện Si Ma Cai, trong đó có hoa Cúc chi,  không chỉ làm phong phú thêm nguồn giống cây dược liệu được trồng trên địa bàn huyện, mà còn giúp bà con nông dân khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần nâng cao giá trị canh tác trên cùng đơn vị diện tích, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho bà con nông dân./.

 
Vũ Chiến - Vân Anh
Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1