Tuyên vận - Điểm sáng trong công tác tư tưởng của Đảng bộ huyện Si Ma Cai
Trong mọi thời
kỳ cách mạng, Đảng ta đều xác định công tác tư tưởng là một bộ phận trong toàn bộ hoạt động lãnh
đạo của Đảng, luôn luôn có vị trí,
vai trò hết sức to lớn, khơi dậy tinh thần yêu nước, tính sáng tạo của
quần chúng, động lực thúc đẩy sự nghiệp cách mạng của Đảng nhằm truyền bá chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước tới cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đồng thời làm thay đổi nhận thức, hành động tạo nên sự thống nhất
về tư tưởng và hành động trong toàn Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, cỗ vũ
quần chúng thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội của Đảng đề ra, góp
phần thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Từ
nhận thức đó, để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới, năm
2012, Tỉnh ủy Lào Cai ban hành Đề án thực hiện thí điểm mô hình Ban tuyên vận
xã, Tổ tuyên vận thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Đây là giải pháp hữu hiệu nâng
cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên giáo, dân vận ở cơ sở.
Khi Tỉnh ủy Lào Cai triển khai thực hiện thí điểm mô
hình Ban tuyên vận xã, Tổ tuyên vận thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai, huyện Si Ma
Cai có 13/13 xã thực hiện thí điểm mô hình này, bước đầu cũng gặp không ít khó
khăn từ công tác tổ chức cán bộ đến chế độ chính sách, kinh phí hoạt động…
Song, sau 5 năm thực hiện thí điểm, với
quyết tâm cao, chỉ đạo quyết liệt cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính
trị huyện Si Ma Cai, đặc biệt là sự nhiệt tình của các thành viên Ban tuyên vận
xã, Tổ tuyên vận thôn và sự đồng tình ủng hộ của người dân, dần dần mô hình
tuyên vận cũng đã vượt qua những khó khăn, lúng túng ban đầu từng bước đi vào
hoạt động nề nếp, có nhiều cách làm mới, sáng tạo, phù hợp và mang lại hiệu quả
tích cực, khả quan. Mô hình tuyên vận ra đời
đã khắc phục nhanh tình trạng thiếu thông tin, thông tin không chính thống
trước đây, tạo thành dòng chảy thông tin chặt chẽ, thông suốt, liên tục từ cấp
tỉnh đến cấp cơ sở và ngược lại. Nội dung thông tin bảo đảm tính Đảng,
tính chính trị và tính giáo dục theo định hướng. Từ việc khắc phục hạn chế trong cơ chế thông tin, đã giúp cho công tác
tư tưởng và dân vận của Đảng tại cơ sở luôn giữ đúng
định hướng; dân chủ trong tư tưởng được
mở rộng là cơ sở quan trọng để tạo sự đồng thuận về nhận thực và hành động
trong các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện. Cùng với việc chỉ đạo, phân
công, đánh giá có tính hệ thống, thường xuyên đã bắt buộc các ban, ngành, đoàn
thể, thành viên Ban tuyên vận, Tổ tuyên vận từ xã đến thôn vào cuộc thực hiện nhiệm vụ
được phân công, từ đó tạo ra sự chuyển động liên tục, mạnh mẽ trong công tác tuyên truyền, vận động dẫn đến thay đổi nhận thức,
hành động của người dân trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội; các chủ trương, đường lối
của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân kịp thời, hiệu
quả hơn. Công tác tuyên truyền, vận động
nhân dân trong xây dựng nông thôn mới tại hầu hết các xã thực hiện mô hình có sự chuyển
biến rõ nét, thực chất, có nhiều mặt đột phá.
Từ những kết quả khả quan, tích cực mà mô hình tuyên
vận đem lại, sau khi tổng kết Đề án thực hiện thí điểm mô hình Ban Tuyên
vận xã, Tổ tuyên vận thôn trên địa bàn toàn tỉnh, ngày 26/3/2016 Tỉnh ủy đã ban
hành Quy định số 11-QĐ/TU, Quy định tạm thời về công tác tuyên vận, đây chính là một bước
tiếp theo trong việc cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ
XV, nhiệm kỳ 2015 - 2020 về tiếp tục thực hiện và nâng cao hiệu quả hoạt động
của mô hình tuyên vận ở cơ sở. Có thể coi “mô hình tuyên vận” đã được nâng tầm
thành “công tác tuyên vận”. Để thực hiện tốt Quy định này, huyện Si Ma Cai tiếp
tục thực hiện nghiêm túc việc chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ tuyên vận, có sự
sáng tạo, linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo theo quy định của Tỉnh ủy. Cụ thể hóa các
văn bản của Tỉnh sát với điều kiện thực tế, nhiệm vụ chính trị của địa phương bằng
540 văn bản chỉ đạo thực hiện công tác tuyên vận. Chỉ đạo các đồng chí uỷ
viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, lãnh đạo, cán bộ các Ban xây dựng Đảng,
Văn phòng Huyện ủy, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội
huyện đi dự và kiểm tra công tác tuyên vận tại cơ sở được trên 180
lượt; qua đó nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ cấp huyện về công
tác tuyên vận, đồng thời kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ, hướng dẫn đảng ủy cơ sở tháo
gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ. Hệ thống tuyên vận ở cơ sở
được thiết lập và đi vào hoạt động hiệu quả suốt 8 năm qua đã khắc phục được tình
trạng không thống nhất, chồng chéo hoặc bỏ sót các nhiệm vụ công tác tư tưởng,
vận động quần chúng tại cơ sở, công tác tuyên giáo và công tác dân vận đã có sự
phối hợp chặt chẽ, đặc biệt là khâu tuyên truyền và vận động, cùng hướng tới
một đối tượng là cán bộ, đảng viên và người dân để đạt mục tiêu là sự đồng
thuận về nhận thức, sự thống nhất về hành động, góp phần đạt được nhiều kết quả
nổi bật trong thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, các chủ trương lãnh đạo phát
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị, đặc biệt là phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện dự và chỉ đạo Hội nghị tuyên vận xã Bản Mế
Cụ thể, trong lĩnh
vực phát triển kinh tế, nhân dân mạnh dạn đổi mới cách nghĩ, cách làm, phát huy
tiềm năng thế mạnh của địa phương, tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhân rộng, phát
triển các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao như: nuôi trâu hàng hóa, dự
án ngân hàng bò, trồng cây ăn quả ôn đới, rau trái vụ, phát triển cây dược
liệu…tạo phong trào thi đua phát triển kinh tế nâng cao thu nhập. Trong những
năm gần đây, tổng sản lượng lương thực trên địa bàn huyện trong các năm liên
tục tăng, an ninh lương thực được đảm bảo, đến nay đạt 26.500 tấn (tăng 1.500 tấn so với MTNQ)…Việc áp
dụng khoa học, công nghệ, thâm canh tăng vụ được người dân hưởng ứng, các loại
giống cây có thế mạnh của địa phương, cho giá trị kinh tế cao được đưa vào sản
xuất như: cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu, rau trái vụ... nâng giá trị sản
xuất trên 1 đơn vị diện tích canh tác đạt 38 triệu đồng/ha/năm (tăng 3 triệu so với MTNQ). Trong chăn nuôi cũng đã có bước phát triển mạnh,
tăng nhanh tỷ lệ trong cơ cấu nội ngành nông nghiệp; dịch bệnh được khống chế
kịp thời, không để lây lan ra diện rộng, như dịch tả lợn Châu Phi năm 2019;
việc chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu theo hướng sản xuất hàng hóa; tốc độ
tăng trưởng đàn gia súc hàng năm đều đạt trên 20%. Sự hoạt động hiệu quả
của công tác tuyên vận trên địa bàn huyện đã góp phần quan trọng trong phát
triển kinh tế, văn hóa xã hội của toàn huyện, giúp ổn định đời sống xã hội,
nâng mức thu nhập bình quân đầu người đạt 31,5 triệu đồng/người/năm, đạt 157,5%
mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra.
Trong
lĩnh vực văn hóa - xã hội, cũng nhờ làm tốt công tác tuyên vận với những nội
dung thiết thực, có sự định hướng thống nhất của tỉnh, huyện và sự linh hoạt của
cơ sở cũng đã đạt được một số kết quả nổi bật. Trong lĩnh vực giáo dục, hệ thống tuyên vận ở cơ sở đã tích cực tuyên
truyền, vận động các bậc phụ huynh cho con em đến lớp đảm bảo tỷ lệ chuyện cần;
tỷ lệ huy động học sinh tốt
nghiệp THCS vào học lớp 10 THPT và đi học nghề các năm trung bình đạt tỷ lệ
78% (vượt 8% MTNQ). Chất
lượng giáo dục được nâng lên, hàng năm, giáo viên và học sinh tham dự các kỳ
thi, giao lưu đều đạt các giải cấp tỉnh, cấp quốc gia, có học sinh đỗ trường
chuyên; chất lượng Phổ cập
giáo dục - Xóa mù chữ được
duy trì bền vững và nâng cao; cơ
sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư tương đối đồng bộ, cơ bản đảm
bảo các điều kiện cho công tác dạy
và học; tính đến nay,
100% các đơn vị trường có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia. Nhận thức ngày càng được nâng lên, người dân hiểu được trách nhiệm bản thân,
gia đình đối với sự nghiệp phát triển chung của toàn huyện, qua đó tích
cực tham gia cải tạo tập quán lạc hậu, tích cực phòng, chống tảo hôn, hôn nhân
cận huyết thống. Đến nay, toàn huyện không còn tình trạng hôn nhân cận huyết
thống, vấn đề tảo hôn đã giảm dần, cưới xin, ma chay dài ngày... đang từng bước
được khắc phục và đẩy lùi, góp phần tích cực xây dựng đời
sống văn hóa, các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được bảo tồn và phát triển như: Múa xênh tiền, Lễ hội Gầu tào, Lễ hội
Xuống đồng, Lễ hội Cúng rừng. Năm 2019, huyện hoàn thiện hồ sơ đề nghị Bộ Văn
hóa - Thể thao và Du lịch công nhận Lễ hội Cúng rừng của người H’mông thôn Phố
Cũ, xã Si Ma Cai là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
Trong lĩnh vực
xây dựng nông thôn mới, với phương châm tuyên truyền cho dân biết, dân hiểu,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và sự tham gia, vào cuộc cả hệ thống chính trị đã giúp
người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa của phong trào xây dựng nông thôn mới, thấy được tầm quan trọng của những tuyến
đường nhỏ nhưng mang lại lợi ích rất lớn cho cho bản thân, gia đình và cộng
đồng. Thay đổi nhận thức dẫn đến hành động, nếu như trước đây, việc hiến
đất chỉ tập trung ở một vài hộ thì nay, việc hiến đất để làm đường
đã trở thành phong trào rộng khắp và phát triển mạnh mẽ, riêng năm 2019, nhân dân đã tự nguyện hiến đất
sản xuất, đất ở trên 117.000 m2, 525 triệu đồng và hơn 1.400 ngày
công để làm đường. Nhiều thôn, các hộ dân còn đóng góp tiền mua máy trộn
bê tông, dụng cụ xây dựng, chặt cây lâu năm, bỏ vườn ruộng để làm đường. Đến
nay, 100% đường liên
xã, liên thôn đã được đầu tư cứng hóa; 85% đường giao thông nội thôn, nội đồng được
cứng hóa. Giao thông thuận lợi đã tạo đà nâng cao chất lượng cuộc sống
cho người dân trên địa bàn. Bên cạnh đó, các hộ dân cũng có ý thức tự giác trong sinh hoạt hợp vệ sinh,
chỉnh trang nhà cửa, sắp xếp vật dung trong nhà, không thả rông gia xúc, giữ
gìn vệ sinh môi trường. Nếu năm 2012, tổng số hộ làm nhà tiêu hợp vệ sinh là
2.749 hộ, số hộ làm chuồng trại hợp vệ sinh là 2.298 hộ và chỉ có 17 hộ có hố
rác hộ gia đình thì từ năm 2016 đến nay, con số này tăng lên rõ rêt, đến năm
2019 tổng số hộ làm nhà tiêu hợp vệ sinh là 5.599 hộ, số hộ làm chuồng trại hợp
vệ sinh 5.548 hộ, số hộ có hố rác hộ gia đình 1.322 hộ; nhân dân tự giác tham
gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm xanh sạch đẹp trung bình mỗi tháng ít nhất từ
3-4 buổi. Hết năm 2019, toàn huyện có 06/13 xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn
mới, tăng 6 xã so với năm 2015 (đạt 150 % MTNQ đề ra). Sau khi thực
hiện sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã và thành lập thị trấn Si Ma Cai từ
tháng 3 năm 2020, còn 04/09 xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới (đạt
MTNQ).
Nếu như trước đây, công tác phổ biến giáo dục pháp
luật bằng hình thức tuyên truyền miệng luôn bị coi là xơ cứng, khó hiểu, khó
tiếp thu thì nay nhờ việc tuyên truyền tại các cuộc họp tuyên vận thường kỳ
hằng tháng, việc phổ biến giáo dục pháp luật trở nên dễ hiểu, dễ tiếp thu và
hấp dẫn người nghe hơn, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức chấp
hành pháp luật của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Từ năm
2016 đến nay, đã có trên 54 chuyên đề phổ biến, giáo dục pháp luật được tuyên truyền, phổ biến tại
hội nghị tuyên vận. Đây là những nội
dung kiến thức hiểu biết rất cần thiết và hữu ích cho toàn thể cán bộ, công
chức xã và người dân. Trước khi triển
khai tại hội nghị tuyên vận, nội dung này được cơ quan chuyên môn thực hiện biên
soạn lại bảo đảm đầy đủ, ngắn gọn, có trọng tâm, phù hợp với trình độ nhận thức
của cán bộ, đảng viên, nhân dân tại cơ sở. Để truyền tải nội dung này tới người
nghe, Đảng ủy các xã lựa chọn đồng chí có chuyên môn về lĩnh vực tư pháp, có
năng lực, kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng thuyết trình, có khả năng phân tích,
liên hệ với thực tiễn tại địa phương, cơ sở do đó hấp dẫn người nghe, giúp
người nghe dễ tiếp thu, ghi chép, làm tiền đề để tiếp tục tuyên truyền đến các
tầng lớp nhân dân. Với phương châm “Đến từng ngõ, rõ từng nhà”, việc tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật không chỉ dừng lại tại hội nghị tuyên vận, kết
thúc hội nghị nội dung này tiếp tục được triển khai đến từng hộ gia đình và mỗi
người dân thông qua hoạt động của Tổ tuyên vận, các chi hội đoàn thể tại thôn giúp
cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức sâu sắc hơn quyền và nghĩa vụ của
mình trong việc thực thi pháp luật đồng thời nắm bắt tư tưởng, tâm tư, nguyện
vọng của người dân đối với quyền và nghĩa vụ của mình, giải thích cho người dân
hiểu, giải quyết dứt điển các vấn đề bức xúc của người dân ngay tại cơ sở. Qua
đó góp phần ổn định an ninh chính trị; an ninh biên giới, chủ quyền quốc gia được giữ
vững; an ninh nông thôn đảm bảo, không để xảy ra “điểm nóng”, phức tạp về an
ninh trật tự; luôn tích cực tham gia
phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng được nhiều điểm mô hình tự quản về an ninh
trật tự hoạt động có hiệu quả phù hợp với đặc điểm của địa phương, góp phần
quan trọng vào việc giữ gìn an ninh, trật tự tại cơ sở. Kết quả hằng năm tỷ lệ
các xã đạt xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đạt 75,6%;
tình trạng phụ nữ bỏ địa phương đi
nơi khác giảm theo từng năm, nếu năm 2012 có 141 trường hợp phụ nữ bỏ đi khỏi
địa phương thì đến năm 2017 còn lại 30 trường hợp, năm 2018 tiếp tục giảm còn
16 trường hợp và đến năm 2019 giảm xuống còn 12 trường hợp. Vậy có thể thấy
rằng việc phổ biến, giáo dục pháp luật
có trọng tâm, trọng điểm đã giúp cho ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và Nhân dân
trên địa bàn huyện được nâng lên, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi vi
phạm pháp luật, đấu tranh có hiệu quả hành vi phạm tội và hạn chế đơn thư khiếu
nại, tố cáo vượt cấp, giữ gìn an ninh trật tự, ổn định chính trị xã hội.
Trong suốt quá trình từ giai đoạn triển khai
thực hiện thí điểm mô hình tuyên vận đến nay, với sự quan tâm chỉ đạo của của các ban, ngành của tỉnh, sự
triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và cách làm sáng tạo của các cấp, các ngành,
địa bàn trong toàn huyện,
công tác tuyên vận của huyện Si Ma
Cai với nhiều nội dung, hình thức đa
dạng, phong phú đã và đang
đạt được những kết quả quan trọng, giúp cho nhân
dân nắm vững, hiểu rõ và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của tỉnh và của địa phương; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành
của các cấp chính quyền... Trong
thời gian tiếp theo, để phát huy tối đa vai trò của hệ thống tuyên vận ở cơ sở
cũng như các kết quả đã đạt được, cấp ủy, chính quyền trong toàn huyện cần tiếp
tục khẳng định công tác tuyên vận là nhiệm vụ thường xuyên của cả hệ thống chính trị trong toàn huyện.
Việc triển khai thực hiện công tác tuyên vận phải bảo đảm theo đúng phân cấp đã
được quy định, trong đó đặc biệt chú trọng và nâng cao hiệu quả, tính chủ động
của cấp ủy cơ sở. Cấp ủy cấp huyện tiếp tục phát huy vai trò chủ trì, chịu
trách nhiệm chính trong chỉ đạo, hướng, dẫn, đôn đốc việc triển khai thực hiện
công tác tuyên vận tại cơ sở bám sát Quy định, phù hợp với thực tiễn tình hình
tại địa phương, bảo đảm công tác tuyên vận được thực hiện hiệu quả, góp phần
thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, phát triển KT-XH, đặc biệt là
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; xây
dựng đô thị văn minh.
Có thể coi công tác tuyên vận chính là điểm sáng trong công tác
tư tưởng của Đảng tại cơ sở,
góp phần tạo sự chuyển biến vượt bậc và nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện
các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đây tiếp tục là tiền đề quan trọng để duy
trì, nâng cao chất lượng công tác tuyên vận trong thời gian tiếp theo, góp phần
thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã
hội của huyện Si Ma Cai./.