Thăm Chợ phiên – Thưởng thức Món ngon

Nếu các bạn đến Si Ma Cai nên ghé thăm các chợ phiên của huyện, trong đó phải kể đến chợ Cán Cấu, chợ Sín Chéng hay Chợ văn hóa trung tâm huyện nơi chuyên bán các loại hàng hóa của bà con vùng cao sản xuất, chế biến, bạn bắt gặp cảnh tấp nập những người vùng cao mua bán từ sáng đến chiều tà. Ngoài các dẫy hàng mang bản sắc vùng cao, bạn nên ghé thăm các gian hàng ẩm thực tại các chợ, đây là một tập quán lâu đời của đồng bào (cả tuần lao động trên nương rẫy, đến ngày chợ phiên hò hẹn nhau) nên gần nửa Chợ là các hàng quán ăn uống, ẩm thực.

Đến với chợ phiên đặc biệt này, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn mang đậm nét ẩm thực vùng cao, nói là hàng quán nhưng thực ra là những dẫy bàn ghế tự tạo chân bàn đóng chặt xuống nền đất, bếp đun được đắp ngay bên cạnh tạo thành không gian ăn uống với đủ các loại dao, thớt, bát, đĩa, địu, nồi, chảo, ớt, muối, phở, rượu ... được xếp ngay bên cạnh, đan xen nhẫn nhau tạo cho Chợ hình ảnh mộc mạc, giản dị đậm nét vùng sơn cước, làm cho người đến đây lần đầu rất ngỡ ngàng. Còn gì thú vị hơn khi được ngồi trong không gian đơn sơ uống chén rượu còn thơm mùi ngô với các món ăn của đồng bào tự chế biến như: Chiển phấn, mì miến, cua tẩu, thắng cố… Trong men say đậm đà, ngà ngà của rượu, lai rai với thịt lợn cắp nách, chắc hẳn bạn không quên hình ảnh người dân trên các ngả đường về Chợ vai địu lợn, tay cắp lợn đi bán tại các phiên chợ, để rồi từ đó trong suốt cuộc rượu còn lại bạn sẽ đặt ra bao câu hỏi về món ngon này cho chủ quán và những người xung quan. Đầu tiên phải kể đến tên gọi “lợn cắp nách” bắt đầu từ thói quen chăn nuôi đặc thù của bà con các dân tộc vùng cao trong huyện, là giống lợn đen bản địa, gien thuần chủng, chuyên thả rông, sau vụ thu hoạch đồi nương trống, người dân không nuôi lợn trong chuồng, lợn được thả ra ngoài đồi nương để tự kiếm ăn là chính, thỉnh thoảng mới được các chủ hộ cho ăn rau, ngô, sắn và tuyệt đối không có thức ăn tăng trọng, vì vậy chúng có sức đề kháng rất cao, tuy chậm lớn nhưng bì dày, ít mỡ, thịt rất thơm và ngon, lợn đem ra chợ chỉ cỡ 10 - 15 kg nên người dân có thể cho vào địu, xách tay, thậm chí cắp vào nách, vì thế mới có tên “lợn cắp nách”, cho nên tại các Chợ phiên vùng cao nào, bạn cũng gặp hình ảnh người dân địa phương cắp lợn đi bán.

 

Để có sản phẩm ngon cho Bạn và tôi đang thưởng thức thì bất cứ người con trai vùng cao nào cũng có thể thực hiện thành thạo bởi vì đây là những sản vật của quê hương; râm ran bên chén rựu, mỗi lần khách đến chơi, thì cách chế biến lợn cắp nách nghe cũng rất rễ làm: Có thể chế biến lợn cắp nách thành nhiều món như tiết canh, luộc, hấp, nướng; lợn cắp nách đã trở thành món ăn trong các lễ cúng rừng, mừng cơm mới, mừng nhà mới, dựng vợ, gả chồng, tiệc liên hoan và ngày nay đã trở thành đặc sản.

 

Làm thịt lợn quan trọng nhất là phải chọn được con lợn ngon, mõm dài, mình thon, lông xù; người ta đun nước đủ độ làm lợn được sạch toàn thân, cạo lông sạch, chia ra từng phần để chế biến thành nhiều món ăn, như: hấp, nướng, nấu giả cầy, tổng hợp, quay, khẩu nhục; lòng được làm sạch xào măng chua, xào dưa cay; xương nấu với su su, bí non thành các món canh... Các món chế biến được ngon đồng bào thường hấp, luộc thịt với gừng, thảo quả; thịt lợn cắp nách chín chấm với muối ớt tươi nướng, hạt dổi, hạt sẻn, chanh ớt; ăn kèm với các loại rau thắng cố, lá nhội, tía tô; cách ăn này ta phải cho ít rau sống cùng với gia vị cuộn với lá nhội sẽ có vị cay dịu nhẹ, chua chát rất dễ ăn không món gì sánh bằng, không ngán chút nào. Ai đã một lần tới Si Ma Cai rồi thì không thể bỏ qua món ngon lợn cắp nách này./

 

 

 

 

Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1