Hội nghị trực tuyến công tác dân vận trong hoạt động hòa giải

Sáng 13/7/2020, Ban Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Tư pháp, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân Tối cao tổ chức Hội nghị trực tuyến “công tác dân vận trong hoạt động hòa giải”. Hội nghị có sự tham dự của bà Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương.

Tại điểm cầu Huyện ủy Si Ma Cai có đ/c Lý Seo Vảng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy cùng 44 đại biểu về dự đông đủ

Hình ảnh hội nghị tại điểm cầu huyện ủy Si Ma Cai

Hòa giải nói chung, hòa giải ở cơ sở nói riêng là phương thức giải quyết tranh chấp, xung đột xã hội có từ lâu đời, vì lợi ích cộng đồng, không hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Hoạt động hòa giải ở cơ sở cũng góp phần nâng cao hiệu quả của công tác dân vận. Trong quá trình hòa giải, các hòa giải viên ở cơ sở đã trực tiếp phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến các bên tranh chấp và những người có liên quan. Điều này góp phần nâng cao nhận thức pháp luật của nhân dân, hình thành ý thức chấp hành pháp luật. 

Hình ảnh hội nghị tại điểm cầu huyện ủy Si Ma Cai

Theo số liệu thống kê, hiện cả nước có hơn 96.000 tổ hòa giải với hơn 600.000  hòa giải viên. Từ ngày 01/01/2014 đến 30/9/2019, các tổ hòa giải đã tiến hành hòa giải hơn 875.000 vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật, trong đó hòa giải thành hơn 707.000 vụ việc. Thực hiện chủ trương đổi mới công tác dân vận, tăng cường hiệu quả hòa giải, đối thoại, Tòa án nhân dân (TAND) tối cao đã triển khai thí điểm đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại 16 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Kết quả hòa giải thành, đối thoại thành đạt tỷ lệ hơn 78%. Trên cơ sở tổng kết kết quả thí điểm, TAND tối cao đã hoàn thiện, trình Quốc hội hồ sơ Dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án. Ngày 16/6/2020, Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe trình bày các tham luận: Kết quả thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở; Phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các thành viên của mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở; Dân vận trong công tác hòa giải tại Toà án. Đồng thời, thảo luận để đánh giá về những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế của công tác dân vận trong hoạt động hòa giải ở cơ sở và hòa giải đối thoại tại Tòa án; qua đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở, hòa giải, đối thoại tại tòa án trong thời gian tới gắn với vai trò của công tác dân vận./.

Nguyễn Giáp-VPHU
Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1