Một trong những người nông
dân tiêu biểu ấy là chị Vũ Thị Nhung, ở thôn Mản Thẩn, xã Quan Hồ Thẩn. Không
chỉ là người dám nghĩ, dám làm, những cách làm của chị ngoài đem lại kinh tế
cho gia đình, còn tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân tại địa phương, được
nhiều nông dân đến học hỏi và làm theo.
Chị Vũ Thị Nhung đang chăm sóc vườn cây Tam thất của gia đình
Những năm gần đây, cây Tam
thất Si Ma Cai được nhiều người biết đến, tuy rằng từ nhiều năm trước, người
dân Si Ma Cai đã biết trồng cây Tam thất. Vì loại cây này tuy khá phù hợp với
khí hậu, thổ nhưỡng ở nhiều xã trên địa bàn huyện, song loại cây này cũng đòi
hỏi quá trình chăm sóc khá cao, nên số
lượng trồng rất ít. Những năm gần đây, loại cây dược liệu này đã được huyện tạo
điều kiện thuận lợi để phát triển, nhiều hộ dân đã có nguồn thu nhập cao và ổn
định từ loại cây dược liệu này. Chị Vũ Thị Nhung cũng chính là những hộ đầu
tiên tham gia mở rộng diện tích loại cây này. Năm 2014, gia đình đã đầu tư trên
500 triệu đồng trồng gần 1 ha cây Tam thất, tuy còn thiếu kinh nghiệm chăm sóc,
song sau ba năm cũng đem về cho gia đình chị nguồn thu trên 200 triệu đồng.
Nhận thấy đây là loại cây có thể giúp gia đình mình vươn
lên làm giàu trên chính quê hương mình, năm 2018, chị Vũ Thị Nhung đi tham quan, học hỏi thêm kinh
nghiệm trồng Tam thất ở một số địa phương khác. Chị đã đầu tư 600 triệu đồng để
thực hiện mô hình ươm giống cây Tam thất với diện tích 0,7 ha và 1 ha cây Tam thất, theo
chị việc tự ươm giống cây Tam thất, không những chủ động được nguồn giống cho
gia đình, mà cây giống có chất lượng tốt hơn, vì không bị giập nát như khi vận chuyển cây giống từ nơi khác về,
giảm giá thành đầu tư ban đầu, đồng thời chị còn thu được một khoản tiền không
nhỏ từ việc cung cấp cây giống Tam thất cho nhân dân quanh vùng. Chỉ tính riêng
việc bán cây giống cho bà con quanh vùng cũng cho gia định chị khoản thu vài
chục triệu đồng. Cuối năm 2019, vườn Tam thất 1 ha của gia đình chị đã thu
hoạch được 50 kg nụ hoa, với giá bán trên thị trường là 500.000 đồng/kg, cũng
giúp chị giảm được khá nhiều chi phí đầu tư cho việc thuê người chăm sóc vườn Tam thất. Ước tính 01 năm nữa, diện tích tam thất này sẽ cho gia đình chị Vũ
Thị Nhung nguồn thu tiền tỷ. Ngoài ra, gia đình chị còn trồng được 200 gốc mận Tả van, 1000 gốc Lê Tai nung đã bắt đầu
cho thu hoạch. Chị còn tận dụng khoảng trống dưới tán vườn mận để nuôi trên 200
con gà thả vườn, là loại gà đen bản địa của địa phương.

Không chỉ tập trung làm giàu cho gia đình, chị sẵn
sàng giúp đỡ các chị em khác trong thôn, xã về kinh nghiệm chăn nuôi và trồng
trọt, để cùng phát triển kinh tế gia
đình vươn lên làm giàu chính đáng. Nhiều hội viên, phụ nữ tại địa phương đã
được chị tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật, phổ biến những kinh
nghiệm mà chị đã đúc rút được qua quá thực tế sản xuất
Nhận thấy địa bàn huyện có khá nhiều loại dược liệu
quý, nhất là những sản phẩm phụ từ cây Tam thất như rễ, lá thân, tuy tinh chất
dược tính khá cao nhưng thường bị bỏ lãng phí. Chị cùng một số người bạn thành
lập hợp tác xã Mản Thẩn, với mong muốn sản xuất, chế biến các loại dược liệu
sẵn có tại địa phương như: Tam thất, Đương quy, Giảo cổ lam, Chuối hột để nâng
cao giá trị các loại cây dược liệu.

Đầu năm 2020, từ nguồn vốn của chính sách khuyến công
tỉnh Lào Cai, Hợp tác xã của chị làm chủ nhiệm được hỗ trợ 165 triệu đồng, cùng
với nguồn vốn hơn hai trăm triệu của các
thành viên trong hợp tác xã, các chị đã đầu tư lắp đặt nhiều hệ thống máy móc như: Hệ thống sấy nguyên
liệu, Máy nghiền bột Tam thất, Dây truyền sản xuất chè túi lọc Tam thất. Khi hệ thống này đi vào hoạt động ổn định sẽ
tạo công ăn, việc làm thường xuyên cho 5 lao động với mức thu nhập ổn định từ 3 - 5
triệu đồng mỗi người/tháng. Theo chị nếu xây dựng thành công thương hiệu sản
phẩm này sẽ nâng cao giá trị của cây Tam thất hơn nữa và sẽ tạo thêm được nhiều việc làm cho các chị em phụ nữ tại
địa phương. Nói
về các dự định cho hợp tác xã, chị Nhung cho biết: hiện nay hợp tác đang tiến
hành làm thủ tục để cho ra sản phẩm bột Tam thất khô, chế biến chè Giảo cổ lam, bột Chuối hột khô, đây là những loại dược liệu
rất sẵn trên vùng cao này.
Hàng
năm trừ các chi phí đầu tư vào sản xuất,
chị cũng có nguồn thu nhập ổn định trên 300 triệu/năm. Với những thành tích
trên năm 2019, chị được được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
Lào Cai tặng Bằng khen ‘Phụ nữ tiêu biểu’./.