Xã Lùng Thẩn tổ chức Lễ hội Cúng rừng năm 2020

Tới dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Xuân Sâm - Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh; các đồng chí trong Thường trực Huyện ủy, UBND huyện; lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện; Thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND các xã, thị trấn; đại biểu các thôn trên địa bàn xã.

Đồng chí Sùng A Chùa - Phó Chủ tịch UBND xã Lùng Thẩn phát biểu khai mạc tại buổi Lễ

Lễ hội Cúng rừng là một trong các lễ hội truyền thống của Nhân dân các dân tộc xã Lùng Thẩn. Hằng năm, đến ngày thìn tháng 6 âm lịch xã tổ chức Lễ hội Cúng rừng để "Cầu thần rừng trong năm không nổi giận, để những cánh rừng sinh sôi nảy nở nuôi sống con người, thổ địa phù hộ cho dân làng được mưa thuận, gió hòa, thiên không gây họa, tặc không phá, thú dữ lùi xa, hiền hòa ở lại, nuôi vật được thịnh, cây trồng được quả, bội thu, dân được bình yên, bệnh dịch lùi xa, nhà nhà no ấm, thuận hòa, bình an, muôn dân hạnh phúc" và tưởng nhớ đến 2 vị tộc trưởng đã có công chống giặc ngoại xâm là ông Giàng Chẩn Mìn và ông Giàng Chẩn Hùng.

Lễ hội Cúng rừng xã Lùng Thẩn được tổ chức tại thôn Lùng Sán, đây là lễ hội lớn, độc đáo và quan trọng trong năm của người dân thôn Lùng Sán. Trong đời sống tâm linh của người dân luôn tồn tại những truyền thuyết cổ xưa, những câu truyện huyền bí kể về sự linh thiêng của những khu rừng cấm; người dân luôn tin tưởng có thần rừng cai quản và che trở, phù hộ cho dân làng. Lễ vật cúng rừng được Nhân dân trong thôn quyên góp.

Trong Lễ hội Cúng rừng sau phần lễ, toàn thể Nhân dân được bàn, thống nhất các quy ước thôn, quy ước bảo vệ rừng. Các khu rừng cấm được coi là đất thiêng, được Nhân dân gìn giữ từ đời này qua đời khác, người dân trong và ngoài thôn không ai được vào rừng khai thác, chặt phá.

Đại diện các thôn ký cam kết thực hiện quy ước, hương ước bảo vệ và phát triển rừng

 

 
                                                                                   Một số hoạt động trong buổi Lễ cúng rừng
 
Ngoài ý nghĩa tín ngưỡng thiêng liêng, tục cúng rừng còn là dịp để giáo dục ý thức cho mọi người tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ quê hương làng bản. Đây là một trong những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp cần được bảo tồn và phát huy giá trị./. 
                                                                                               
Nguyễn Thị Phương Loan
Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1