Có thu nhập trên 200 triệu đồng từ chăn nuôi gia súc, gia cầm

Biết tận dụng tốt các tiềm năng sẵn có, phát triển các mô hình chăn nuôi tổng hợp các loại vật nuôi bản địa, đang giúp cho nhiều hộ gia đình nông dân vùng cao Si Ma Cai. Nâng cao hiệu quả kinh tế nhờ tiết kiệm được nhiều chi phí đầu tư, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Một trong những người nông dân tiêu biểu ấy là chị Vàng Thị Gếnh thôn Ngải Phóng Chồ, xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai.

Làm chủ trong một gia đình có hoàn cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, do vậy, chị nghĩ luôn phấn đấu lao động để thoát nghèo, chị nghĩ mình là nhà nông thì phải làm giàu từ nông nghiệp, làm giàu từ chính tiềm năng đất đai sẵn có ở địa phương mình.

Năm 2015, trên diện tích đất sẵn có của gia đình, chị đã đầu tư làm trang trại nuôi gà thả vườn, vịt siêu đẻ. Nhờ cần cù, chịu khó vừa làm, vừa học hỏi kinh nghiệm, lấy ngắn nuôi dài. Với mô hình chăn nuôi khép kín gồm có: nuôi gà thả vườn, vịt siêu đẻ, nuôi lơn đen bản địa và nuôi trâu vỗ béo, chỉ riêng chăn nuôi đã cho gia đình chị thu nhâp trên 200 triệu đồng. 

Hiện gia đình chị đang nuôi nuôi 250 con gà và vịt đẻ trứng, chỉ riêng tiền bán trứng gà vịt hàng năm sau khi trừ chi phí cũng cho gia đình chị nguồn thu trên 100 triệu đồng.


Qua những kinh nghiệm thực tế và học hỏi nhiều nơi, chị đã dùng vốn tích lũy được xây dựng chuồng trại nuôi thêm lợn thịt theo hình thức gối đàn mỗi lứa 10 con, đều là giống lợn đen bản địa. Để có nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi, chị Ghếnh đầu tư máy xay xát để tận dụng thêm phần cám gạo, từ đó giảm được chi phí thức ăn đầu vào. Khi đàn lợn có trọng lượng bình quân từ 60 – 80kg/con sẽ xuất bán, thương lái đến mua tận nơi nên rất thuận lợi trong tiêu thụ, có những năm riêng từ nuôi lợn chị đem về thu nhập gần trăm triệu đồng.

Với mong muốn có một gia trại phát triển kinh tế gia đình, nhận thấy việc chăn nuôi trâu, vỗ béo mang lại giá trị kinh tế cao, gia đình chị Ghếnh đã đầu tư xây dựng thêm chuồng trại để nuôi nhốt trâu vỗ béo. Đồng thời chuyển đổi hơn 5.000m2 diện tích trồng lúa, ngô kém hiệu quả sang trồng cỏ nhằm đảm bảo nguồn thức ăn phục vụ nuôi nhốt cho khoảng 5-10 con trâu. Bên cạnh đó, chị còn chú trọng tới phòng chống dịch bệnh, bỏ nhiều công sức cho việc dọn vệ sinh chuồng trại, chọn mua con giống, chăm sóc… nên hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi trâu vỗ béo, tương đối cao. Hiện nay, bình quân mỗi con trâu, nuôi nhốt vỗ béo sẽ cho thu nhập 1 triệu đồng/tháng. Vừa tích lũy kinh nghiệm và có chút vốn liếng, gia đình chị tiếp tục đầu tư trồng hơn 1 ha thông và 4 ha rừng tạp, đến nay có những diện tích cây gỗ tạp đã bắt đầu được khai thác. Mới đây, sau khi khai thác tỉa thưa rừng trồng, gia đình chị đã thu về 60 triệu đồng.

Trò chuyện với tôi chị chia sẻ: “Để có được thành quả như ngày hôm nay là cả một quá trình phấn đấu lao động của bản thân và gia đình. Muốn làm một nghề nông thành công, trước hết phải chọn hướng đi đúng và quan trọng hơn là phải kiên trì, chịu khó, biết phát huy tiềm năng thế mạnh tại chính địa phương mình.

Từ khi có thu nhập ổn định, có của ăn của để chị đã tích cực giúp đỡ các hộ gia đình khó khăn trong thôn, Nếu các hộ khó khăn trong thôn đến học hỏi kinh nghiệm chị luôn sẵn sàng tận tình giúp đỡ, hướng dẫn kinh nghiệm, cách làm ăn, chị đã  hướng dẫn hơn 20 hộ dân trong thôn cách thức chăn nuôi vịt đẻ lấy trứng, giúp đỡ được 5 hộ gia đình khó khăn khác về lương thực, giống, vật tư phân bón, sức cầy kéo.

Trao đổi với tôi anh Vũ Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã Sín Chéng cho biết: “Chị Vàng Thị Ghếnh là một điển hình làm kinh tế giỏi của xã. Ngoài làm giàu cho gia đình, chị còn giúp đỡ vốn và chia sẻ kinh nghiệm làm ăn cho một số hộ dân trong thôn. Chính quyền địa phương luôn khuyến khích người dân phát triển những mô hình như trang trại của chị Ghếnh để phát huy tiềm năng hết thế mạnh sẵn có của xã, nỗ lực giảm nghèo, vươn lên làm giàu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương”.


Đình Nam
Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1